Có thể bạn chưa biết, nấm là một giới riêng biệt nhưng vô cùng đặc biệt bởi có tế bào gần giống với con người nhất, nhờ đó mà nấm có khả năng hấp thụ vitamin D như cơ thể người. Khi da nấm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ chuyển hóa các tia cực tím thành vitamin D rất vi diệu…


Dùng nấm thường xuyên, nhưng có lẽ ít ai ngờ nấm vốn dĩ là một loài cao cấp thuộc giới riêng, mang trong mình nhiều vitamin, khoáng chất và sở hữu những dược tính đặc biệt tốt mà không phải loài nào cũng có.

Nhờ vậy mà ngày nay nhiều người cho rằng ăn nấm có thể giúp cơ thể khỏe mạnh, cường tráng và hỗ trợ điều trị cải thiện sức khỏe hay giúp tăng tác động giảm bệnh hiệu quả.

Trong nấm vốn dĩ có sẵn nhiều loại vitamin khác nhau, nhưng nấm trồng lại không có sẵn vitamin D. Tuy nhiên, thường các loại nấm mọc trong tự nhiên có tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì đều có có mang trong mình lượng lớn loại vitamin ánh nắng này đó nhé.

nấm có khả năng hấp thụ vitamin
Nấm có khả năng hấp thụ vitamin D như da người

Vitamin D là một nhóm các secosteroid tan được trong chất béo, có chức năng làm tăng cường khả năng hấp thu canxi và phosphat ở đường ruột trong cơ thể. Ở người, các hợp chất quan trọng nhất trong nhóm này là vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin D2 (ergocalciferol).

Vì tự nhiên khi ánh nắng tiếp xúc vào da con người, các tế bào sẽ chuyển hóa tia cực tím thành Vitamin D. Nên nhiều người đã đặt nghi vấn: “vitamin D chỉ sinh ra khi ánh nắng tiếp xúc với da người, làm sao nấm có thể hấp thụ hay có được vitamin D?“.

Sẵn tiện Nấm Khỏe cũng giải đáp các câu hỏi của nhiều bạn gửi về Nấm Xanh như: “nấm có khả năng hấp thụ vitamin không, nấm có chứa vitamin không, ăn nấm có bổ sung được vitamin không, ăn nấm khô hay tươi mới có vitamin,…“.

Bài viết này chính là tâm điểm mà mình là Nấm Khỏe sẽ giải đáp các câu hỏi nêu trên của các bạn, được nghiên cứu và đọc từ một số tài liệu nghiên cứu nước ngoài.

Hãy cùng chúng mình khám phá sự vi diệu này họ nhà nấm nhé!

Vì đâu nấm có khả năng hấp thụ vitamin như cơ thể người?

Để có thể hiểu được vì sao nấm có khả năng hấp thụ vitamin như cơ thể người thì trước tiên các bạn hãy cùng Nấm Khỏe tìm hiểu về loài nấm, xem liệu chúng có gì đặc biệt so với các loài khác không nhé!

Nấm có phải là một loài thực vật?

Nấm Xanh - Nấm Khỏe vì sức khỏe mọi nhà

Trước tiên, 99% mọi người trong chúng ta đều đã nhầm lẫn một vấn đề: “nấm là thực vật“, điều này đúng hay sai?

Thật ra thì cũng không sai, bởi chúng ta chỉ phân ra 2 lớp động vật và thực vật. Nên nấm được xếp vô lớp thực vật cũng như con người xếp vô lớp động vật.

Nhưng về góc cạnh khoa học và nghiên cứu về nấm thì đã chỉ ra điều đó sai hoàn toàn. Một số công trình nghiên cứu đã phân tích mổ xẻ các loại nấm ra và phát hiện ra rằng: “nấm hoàn toàn không phải thực vật“.

Lý giải: Nấm là một loài riêng biệt, các tế bào của nấm gần giống như con người. Vậy nên nấm mới được xếp vào hàng ngũ thực vật cao cấp tức cao hơn thực vật, giống như con người là “động vật cao cấp” là cao hơn động vật.

Họ nhà nấm cũng có một số tên gọi mỹ miều như: “Vua của dinh dưỡng” cho thấy xét về dinh dưỡng thì nấm là hầu như nhiều nhất và “Hoàng hậu các loại thực vật” cho thấy sự cao cấp của nấm trên các loài thực vật hiện có trên trái đất.

Nấm hấp thụ Vitamin như thế nào?

Từ đó các cơ sở khoa học đó, các nhà khoa học đã phân tích được tế bào nấm gần giống con người, nên khi nấm được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì nấm cũng có thể tổng hợp được một lượng vitamin D nhất định.

Làm sao để được như vậy?

Đó là nhờ vào khả năng tự nhiên của nấm, khi các tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời tiếp túc với bề mặt mũ nấm sẽ được chuyển hóa thành vitamin D. Sự tổng hợp vitamin này còn có thể kéo dài đến cả sau khi chúng ta thu hoạch nấm luôn.

Nấm chứa các hoạt chất dinh dưỡng gì?

Không phải tự nhiên người ta cho rằng nấm là “vua của dinh dưỡng“, bởi thật sự trong nấm có nhiều chất dinh dưỡng mang nhiều lợi ích to lớn cho hệ thống miễn dịch con người.

Các dưỡng chất có trong nấm sẽ có thể giúp cho chúng ta có “đề kháng khỏe mạnh, răng chắc khỏe,…“. Bên cạnh đó, nấm cũng giúp cơ thể con người đẩy mạnh sự hấp thụ canxi tốt hơn nhiều.

Cụ thể là khi nấm được tiếp cận với nguồn tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời, chúng có thể tạo ra được vitamin D2 (ergocalciferol). Tương tự như cơ thể con người chúng ta có quy trình tổng hợp vitamin D3 (cholecalciferol).

Chỉ có nấm, nấm men và tảo biển là có khả năng này mà thôi, còn lại trong đại đa số các nhóm thực vật khác thì không có loại nào có được khả năng này.

Nhiều bác sĩ chuyên môn và những chuyên gia y tế khuyên những người bị thiếu hụt loại vitamin này thì cần phải nên sử dụng thêm các sản phẩm chức năng bổ sung vitamin D3 ngoài việc ăn nấm để tránh loãng xương.

Ngoài ra, khi ăn nấm có chứa vitamin D2 cũng sẽ góp phần đẩy mạnh được khả năng tổng hợp nguồn vitamin D cũng như duy trì nguồn vitamin D trong cơ thể người trưởng thành.

Những tác dụng này cũng tương tự như cách một chúng ta dùng thực phẩm chức năng dạng viên nang để bổ sung chứa vitamin D2 và D3 vào cơ thể.

Trong nuôi trồng nấm, làm sao để nấm có vitamin D?

Trong tự nhiên thì dễ dàng, còn trong nuôi trồng thì đây là câu hỏi khá đau đầu, bởi vì các loại nấm đều được để tại nhà ủ trong giai đoạn ủ tơ và phát triển trong nhà nấm, chung quanh đều không thể để nắng lọt vào, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hình dáng.

Chỉ các loại nấm có mũ dày và hình dáng như ô cụp thì có thể dễ dàng cho tiếp xúc với nắng, còn trồng Nấm Bào Ngư hay các loại nấm khác sẽ gây hư nấm, nên chỉ có thể áp dụng với nấm sấy khô mà thôi.

Quy trình phơi sấy nấm tự nhiên

1. Phơi khô nấm dưới ánh nắng mặt trời

Trong thực tế, Nấm Xanh hiểu được các nguyên lý trên nên đã nghĩ ra và áp dụng một loại nhà sấy phủ nilon Israel như này để tăng hấp thụ nhiệt lên tới 80 độ C.

Việc phơi nấm trong đó sẽ giúp nấm mau khô, có thể tiếp xúc được với ánh nắng mặt trời để chuyển hóa, hấp thụ được vitamin D cũng như đảm bảo sự sạch sẽ (không bụi, không vi khuẩn) hơn khi phơi trực tiếp ngay ngoài trời chỉ có thể được tối đa 40 độ C.

Qua đó có thể kết luận được rằng, khi chúng ta dùng nấm khô (được phơi khô bằng ánh nắng), sẽ có thể bổ sung được Vitamin D vô cơ thể.

2. Thời điểm phơi nấm lý tưởng

Nếu nhà bạn có nấm tươi, bạn cũng có thể đem nấm ra phơi khô trước nhà trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, khung thời gian có thể lý tưởng nhất là khoảng từ 10 giờ sáng đến tầm cỡ 3 giờ chiều. Tại Việt Nam, mùa lý tưởng là mùa xuân vì nắng nhiều, hiếm mưa.

Chốt lại:

  • Phơi khoảng 1 tiếng
  • Phơi trong khoảng 10h sáng – 3 giờ chiều
  • Phơi mùa nắng lý tưởng nhất

Nấm cung cấp bao nhiêu đơn vị dinh dưỡng?

nấm có khả năng hấp thụ vitamin

Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên với con số này. Với một khẩu phần nấm được phơi nắng có thể cung cấp đến khoảng 400 đơn vị dinh dưỡng lận nhé.

Việc dùng nấm thường xuyên, nhất là với những người ăn chay sẽ giúp có thể đẩy mạnh nguồn vitamin được hấp thụ vào, giúp cơ thể tăng cường lớp bảo vệ tương tự việc bạn sử dụng thêm thực phẩm chức năng bổ sung vitamin.

Còn với những người ăn mặn, có thể ăn nấm để thay thế thịt, đơn cử như Nấm Bào Ngư có thể ăn thay thế thịt hoàn toàn, cung cấp được nhiều dinh dưỡng, rất có lợi cho sức khỏe, giảm độc tố, hỗ trợ sức khỏe.

Xem thêm: Nấm Bào Ngư có thể ăn thay thịt hoàn toàn mà vẫn đảm bảo đầy đủ chất

Mức độ sử dụng nấm ăn tự nhiên và thực phẩm chức năng có chênh lệch hay không thì điều đó chỉ có các nhà khoa học nghiên cứu mới cho kết quả chuẩn xác được. Hãy xem tiếp một thí nghiệm bên dưới nhé!

Thí nghiệm thực tế của khoa học về vitamin D

Bên cạnh đó, có một thí nghiệm thật tế khác đã được các nhà khoa học tiến hành trên 30 người lớn trưởng thành được chọn ngẫu nhiên trong một cuộc điều tra khoa học.

Cụ thể là họ đã chia 30 người này ra thành 3 nhóm nhỏ riêng biệt (mỗi nhóm 10 người).

Mỗi nhóm này được phát cho sử dụng 1 trong 3 loại vitamin D như: “vitamin D2, vitamin D3 và bột vitamin D2 chiết xuất từ cây nấm mỡ (Agaricus bisporus)“. Mỗi loại có hàm lượng tới 2,000 đơn vị IU.

3 nhóm trên sẽ sử dụng liên tục 1 lần/ngày và phải sử dụng liên tục trong suốt 12 tuần lễ. Trước khi bước vào thí nghiệm trên, 30 người tình nguyện viên sẽ được đo và lấy chỉ số hàm lượng vitamin D có trong huyết thanh trước.

Hàm lượng vitamin D trong cơ thể người trung bình trước thí nghiệm:

  • Nhóm sẽ dùng vitamin D3: 17.1 ng/mL
  • Nhóm sẽ dùng vitamin D2: 19.4 ng/mL
  • Nhóm sẽ dùng chiết xuất nấm: 20.9 ng/mL

Trong liên tục 12 tuần, mỗi tuần các nhà nghiên cứu ghi nhận lại sự tăng trưởng đều của hàm lượng vitamin D trong cả 3 nhóm người trên.

Từ tuần 1 – tuần 6 có dấu hiệu tăng trưởng tốt và đều, đến tuần thứ 7 bắt đầu sự tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại và tiếp tục duy trì trong 5 tuần cuối cùng.

Sau 12 tuần kết thúc cuộc thí nghiệm trên, các nhà nghiên cứu lấy chỉ số vitamin D của các tình nguyện viên lần nữa và cho kết quả đo được là gần như tăng từ 1.5 – 2 lần.

Hàm lượng vitamin D trong cơ thể người trung bình sau thí nghiệm:

  • Nhóm dùng vitamin D3: 34.4 ng/mL (tăng 17.3 ng/mL) => 201%
  • Nhóm dùng vitamin D2: 29.2 ng/mL (tăng 9.8 ng/mL) => 150.5%
  • Nhóm dùng chiết xuất nấm: 31.1 ng/mL (tăng 10.2 ng/mL) => 148.8%

Với các số liệu trên, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được các tình nguyện viên sử dụng sản phẩm từ loại thực vật (nhóm 3) này vẫn đạt được mức tăng trưởng vitamin D như 2 nhóm tình nguyện (nhóm 1 và 2) kia.

Nên dùng nấm tươi hay nấm khô?

Nấm Bào Ngư xám

Trước hết, tùy sở thích mỗi người mà chúng ta lựa chọn nấm khô hoặc tươi tùy ý để chế biến và sử dụng cho ngon miệng. Về cơ bản thì nấm khô muốn chế biến cũng phải ngâm nước cho tươi lại.

Tuy nhiên, thường thì nấm khô luôn cho hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với nấm tươi. Như Nấm Bào Ngư khô sẽ có hàm lượng protein cao hơn nấm tươi đến 43% so với nấm tươi.

Bên cạnh đó, nấm khô được phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời sẽ có thêm vitamin D để cơ thể hấp thụ và dẫn canxi tốt cho cơ thể.

Lưu ý: Nấm khô sử dụng công nghệ sấy nóng sẽ không thể có được vitamin D, thậm chí còn làm mất nhiều chất dinh dưỡng của nấm. Công nghệ sấy lạnh có thể giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng đầy đủ. Sấy tự nhiên ngoài ánh mặt trời sẽ hấp thụ thêm vitamin D cho nấm tốt hơn.

Người tiêu dùng sẽ khó phân biệt được loại sản phẩm nào sấy khô theo công nghệ nào, vậy nên sẽ có loại dùng tốt và có loại trung bình. Không phải tất cả các loại sấy khô đều 100% chất lượng.

Để an tâm nhất, Nấm Xanh luôn công khai cho khách hàng biết sản phẩm được nuôi trồng tự nhiên và sấy tự nhiên thế nào trên facebook cũng như website.

Nấm có bị biến chất khi nấu nướng không?

nấm có khả năng hấp thụ vitamin

Như trên thì bạn cũng thấy là nấm khá tốt rồi đó, tuy nhiên khi nấu nướng liệu có làm nấm bị biến chất hay không?

Thật ra, bạn không phải lo ngại về các vấn đề biến chất của nấm khi chế biến đâu. Các chuyên gia đã nghiên cứu và đưa ra được kết luận rằng nấu nướng nấm với nhiệt độ cao hoàn toàn không gây biến chất làm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Vậy nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm nấu nướng và ăn nấm mỗi ngày để bổ sung đầy đủ dưỡng chất nhé! Bổ sung thêm nấm vào khẩu phần ăn hằng ngày bạn sẽ có được một nguồn sức khỏe dồi dào lắm đấy!

Chú thích: Biến chất là quá trình biển đổi từ chất này thành chất khác tương tự. Giống như từ một chất đang vô hại sẽ thể sẽ có nguy cơ thành một chất có hại sau khi bị thay đổi nguyên tố hóa học trong quá trình chế biến gây ra.

Nấm có bị tiêu hao chất khi chế biến không?

Mặc dù không gây biến chất, nhưng hầu như mọi món ăn đều sẽ bị tiêu hao chất khi chế biến ở nhiệt độ cao, nấm cũng không hề ngoại lệ trong trường hợp này.

Bạn hoàn toàn có thể chế biến nấm và dùng một cách an toàn, hãy chú ý sử dụng những món ăn từ nấm mà không cần phải dùng đến nhiệt độ chế biến quá cao trong chế biến. Bên cạnh bạn cũng cần lưu ý dùng nấm đúng cách để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe.

Kết luận

Nấm là đại diện của một thế giới nấm nằm giữa động vật và thực vật, vậy nên nấm có các tế bào gần giống với con người. Từ đó, nấm có được khả năng chuyển hóa tia cực tím và tổng hợp thành vitamin D thông qua ánh nắng mặt trời tiếp xúc với bề mặt mũ nấm.

Trong nấm có một lượng lớn chất dinh dưỡng có thể so sánh với thịt, cá, trứng sữa. Nếu bổ sung nhiều nấm thường xuyên có thể bổ sung không hề ít vitamin, khoáng chất, enzym, acid amin,… giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh.

Xem thêm: Nấm là gì? Nấm có phải là thực vật không? Tìm hiểu về nấm từ A-Z

Nấm Khỏe hi vọng rằng bài viết này sẽ chia sẽ đầy đủ cho các bạn về một số đặc tính của cây nấm để giúp bạn phân biệt và an tâm hơn khi dùng nấm nhé! Chúc bạn luôn có một nguồn sức khỏe tốt với nấm.

Nếu bạn có vấn đề thắc mắc cần liên hệ, có thể comment xuống dưới bài viết này hoặc qua các kênh mạng xã hội:

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo về
guest
Nguyễn Văn A

4 Bình luận
Phản hồi tròng dòng
Xem tất cả bình luận
Vicky Jonathan
Vicky Jonathan
Độc giả

Có vẻ hay đấy, lần đầu biết đến nấm thế này, quá tuyệt vời

Mỹ Tâm
Mỹ Tâm
Độc giả

Khá là hay, lần đầu cô biết về hiện tượng này, công nhận nấm hay ho ghê