Tìm hiểu về các thành phần dược lý của Nấm Linh Chi
Là một loại nấm dược liệu có nhiều tác dụng cực tốt nhưng ít ai biết các thành phần nào của Nấm Linh Chi giúp phát huy được tác dụng của Nấm Linh Chi một cách hiệu quả và có khả năng ngăn ngừa ung thư…
Như bạn biết thì Nấm Linh Chi là một loại nấm dược liệu hạn tam phẩm có rất nhiều tác dụng hữu ích cho cơ thể, không chỉ giúp bồi dưỡng sức khỏe, tăng cường đề kháng mà còn ngăn ngừa cũng như hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả.
Cho nên chúng ta không thể phủ nhận được những tác dụng của Nấm Linh Chi thật sự rất tốt, giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh một cách tích cực và có được một đời sống trẻ hóa, khỏe mạnh và vui vẻ.
Để có được những tác dụng tốt như vậy thì bên trong Nấm Linh Chi hẳn phải có rất nhiều thành phần có lợi và các dược chất tốt, quý hiếm mới có thể làm nên giá trị của chúng.
Các bạn hãy cùng Nấm Khỏe tìm hiểu chi tiết hơn vào các thành phần quan trọng làm nên công dụng của Nấm Linh Chi nhé.
I. Thành phần hóa học của Nấm Linh Chi
1. Sơ lược
Số lượng các loài Nấm Linh Chi được sử dụng trong công nghệ dược liệu, dược phẩm ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở các nước Á Đông ngày nay.
Không biết bạn đã từng nghe đến khái niệm về Lục Bảo Linh Chi chưa nhỉ? Nếu chưa bạn thử tra Google để biết thêm nhé!
Khái niệm này được nhắc đến từ thời Lý và thời Trần của những năm 1595, trong đó kể đến 6 loại Nấm Linh Chi cực phẩm.
Từ khái niệm này mà Trung Quốc đã có khá nhiều cơ sở tầm cỡ để nghiên cứu, nuôi trồng và sản xuất ra các loại nấm dược liệu này đến ngày nay. Đặc biệt trong đó vùng được biết đến nhiều nhất là Phúc Kiến và Tứ Xuyên.
Nấm Linh Chi thật chất không chứa nhiều chất dinh dưỡng tạo năng lượng (protid) như nấm ăn, nhưng lại có những dược chất rất quý và cực kỳ tốt cho người dùng.
Là nấm gỗ nên hàm lượng nước cũng thấp hơn, chỉ 75% so với các loại nấm khác 90%. Thành phần chủ yếu của chúng là: “chất xơ, carbohydrate, chất béo và protein“, trong đó tỉ lệ xơ thô là trên 50% khối lượng khô.
2. Các công trình nghiên cứu
Nhiều công trình nghiên cứu đã định danh được các hoạt chất có trong Nấm Linh Chi và xác định tác dụng dược lý của chúng có trong cả “thể quả” (tức thân với tai nấm) và “bào tử” (tức hạt giống khi sinh sản).
Xem thêm: Bào tử Nấm Linh Chi là gì?
Năm 2010, theo Wasser, trong các thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng của ông thì Nấm Linh Chi được cho là có nhiều tác dụng dược lý quý giá.
Năm 2011, theo Wachtel-Galor et al., Nấm Linh Chi có các thành phần hoạt chất sinh học khá đa dạng như: “vitamin, khoáng chất, các Axit amin thiết yếu (đặc biệt giàu Leucine và Lysine)”. Bên cạnh đó, hàm lượng chất béo thấp và tỉ lệ Axit béo không no cao là một trong những tính chất quan trọng tạo nên giá trị cao cho Nấm Linh Chi.
Theo nghiên cứu của Mau et al. (2001) và Wasser (2010) cho thấy thể quả, khuẩn ty và bào tử của nấm có chứa khoảng 400 hoạt chất sinh học khác nhau, chủ yếu là các: “polysaccharide, triterpenoid, nucleotide, acid béo, sterol, steroid, protein/peptide, các nguyên tố vi lượng“.
Năm 1995, trong nghiên cứu của Mizuno có nói đến chiết xuất của G. Lucidum có chứa các kim loại như: “kali, magnesi, calci, natri, sắt, kẽm, mangan, đồng, selenium và germanium“.
Trong các chất trên thì kali, magnesi, calci là những thành phần kim loại chính, còn germanium đứng thứ 5 trong số các kim loại có hàm lượng cao nhất (489 µg/g). Các chất khoáng này tham gia vào nhiều quá trình sinh hóa quan trọng trong cơ thể.
Trong nghiên cứu của Skalicka-Woźniak et al. (2012) và Wasser (2010) thì polysaccharide và triterpenoid được xem là những hoạt chất quan trọng nhất trong Nấm Linh Chi.
Hàm lượng của các hoạt chất sinh học trong các giống Nấm Linh Chi được trồng nhân tạo có thể tương tự hoặc cũng có thể rất khác so với giống tự nhiên.
Năm 2011, theo Wachtel-Galor et al. cho biết có nhiều yếu tố dẫn đến sự khác nhau về tính chất và hàm lượng của thành phần hóa học trong các sản phẩm từ Nấm Linh Chi như: “nguồn gốc, chủng nấm, điều kiện nuôi trồng, phương pháp tách chiết“.
Dựa vào nhiều kết quả nghiên cứu thì đến năm 2011, Wachtel-Galor et al. nhận định rằng trong Nấm Linh Chi còn có các hợp chất khác được xem là có tác dụng dược lý như một số Protein và Lectin.
Ông Wachtel cũng cho rằng các protein có hoạt tính sinh học đã được phát hiện bao gồm:
- Ling Zhi-8 và G. Lucidum peptide” có hoạt tính bảo vệ gan và chống oxy hóa.
- Ganodermin có tác dụng kháng nấm từ thể quả G. Lucidum.
- Một số Lectin được tách chiết từ thể quả và khuẩn ty của Nấm Linh chi có khả năng làm đông tụ hồng cầu hoặc tăng cường chức năng miễn dịch.
- Các thành phần khác gồm Enzyme như Metalloprotease làm chậm quá trình đông máu.
- Tác nhân ức chế α-Glucosidase rất đặc hiệu từ thể quả của Nấm Linh Chi,…
II. Thành phần chính và công dụng của Nấm Linh Chi
Năm 2004, theo Nguyễn Lâm Dũng thì Nấm Linh Chi có vị đắng hoặc ngọt, tính ấm, không độc.
Bên cạnh đó, Nấm Linh Chi đã được nghiên cứu và sử dụng ở rất nhiều nước trên thế giới và có nhiều công dụng rất đáng lưu ý, tốt cho sức khỏe người sử dụng.
Bằng các phương pháp cổ điển trước đây mà người ta cũng đã phân tích được các thành phần hóa dược tổng quát của Nấm Linh Chi, thấy rằng chúng có:
Chất | Tỷ lệ |
---|---|
Lượng nước | 12% – 13% |
Xenlulozo | 54% – 56% |
Lignin | 13% – 14% |
Hợp chất Nito | 1.6% – 2.1% |
Chất béo (kể cả dạng xà phòng hóa) | 1.9% – 2% |
Hợp chất Sterol toàn phần | 0.11% – 0.16% |
Alcaloide và Glucoside tổng số | 1.82% – 3.06% |
Từ 1980 đến nay, bằng những phương pháp hiện đại mà chúng ta đã xác định chính xác gần 100 hoạt chất và dẫn xuất trong Nấm Linh Chi, các phương pháp hiện đại như:
- Phổ kế UV (tử ngoại), IR (hồng ngoại), phổ kế khối lượng – sắc ký khí (GC – MS)
- Phổ kế cộng hưởng từ hạt nhân (đánh dấu với H-3 và C-13)
- Đặc biệt là kỹ thuật sắc ký lỏng cao áp (HPLC)
- Phổ kế Plasma (ICP).
Dẫn liệu từ Medline cho thấy cũng có đến gần 200 công trình nghiên cứu (1983 – 1993).
III. Thành phần hoạt chất đáng kinh ngạc ở Nấm Linh Chi
Những thành phần hoạt chất của Linh Chi được phát hiện bằng các phương pháp hiện đại:
1. Lingzhi-8
Lingzhi-8 được tìm ra từ các nhà khoa học Nhật Bản (Kino .K et al 1989, 1991,…). Nó là một hoạt chất nổi bật trong nhóm Protein.
Lingzhi-8 được chứng minh là một tác nhân chống dị ứng phổ rộng và điều hòa miễn dịch hữu hiệu, đồng thời có khả năng duy trì tạo kháng thể chống các kháng nguyên viêm gan B.
Trong điều trị và phòng ngừa bệnh ung thư, Lingzhi-8 được xem là một dược chất quý hiếm, có hiệu quả cao nhờ cơ chế kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Qua đó, những khối u ung thư bị hạn chế về mặt kích thước và tốc độ phát triển, ngăn cản di căn.
Lingzhi-8 giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể nhằm tiêu diệt các virus, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
Phân tử Protein này cũng có tác dụng kích thích sự phát triển của tế bào đuôi gai, một loại tế bào được tìm thấy nhiều nhất trong bạch cầu đơn nhân của con người. Từ đó đảm bảo hoạt động của Bạch cầu, chống lại các chất độc hại có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Trong y học cũng gần như các nghiên cứu trên, chất Lingzhi-8 cũng được biết đến trong vai trò là một tác nhân chống dị ứng và điều hòa hệ thống miễn dịch hữu hiệu.
Ngoài ra, Lingzhi-8 còn có tác dụng đối với các bệnh về xương khớp như: “thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoái hóa đốt sống cổ…“. Vì vậy, Nấm Linh Chi cũng được biết đến như một loại thảo dược rất tốt cho người già, phòng các bệnh về xương khớp.
Trường hợp này một số người dùng rượu Nấm Linh Chi cảm nhận rõ rệt nhất, những lần đầu uống khi tối ngủ sẽ có dấu hiệu mỏi xương khớp (do cơ chế điều chỉnh), nhưng ngủ dậy rất khỏe khoắn, xương cốt khỏe khoắn.
Bên cạnh đó, nhờ khả năng kiểm soát lượng Cholesterol, giúp cải thiện quá trình lưu thông máu, Lingzhi-8 có thể ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các yếu tố gây bệnh tim mạch.
2. Adenosine và các dẫn xuất
Adenosine là một loại “Nucleoside nội sinh” có trong tất cả tế bào của cơ thể, nó điều tiết nhiều quá trình sinh lý bao gồm: “giãn mạch, bảo vệ tim, viêm và chức năng tiểu cầu“.
Cấu trúc hóa học của nó là 6-amino-9-beta-D-ribofuranosyl-9-H-purine.
Adenosine là một loại chất dẫn truyền thần kinh tham gia vào quá trình trao đổi chất và sử dụng năng lượng. Cơ thể bạn sẽ sản xuất nhiều chất này vào ban ngày khi bạn hoạt động thể chất và bộ não thực hiện nhiều chức năng nhận thức.
Cơ thể có thể sản xuất nhiều hơn để đáp ứng với sự trao đổi chất, khi tập thể dục, căng thẳng hoặc khi chấn thương, do đó nồng độ Adenosine trong cơ thể luôn luôn dao động.
Thường thì trong suốt cả ngày, cơ thể thường tích lũy Adenosine, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ vào ban đêm. Vào sáng hôm sau, cơ thể đã chuyển hóa Adenosine và bạn sẽ cảm thấy sảng khoái tràn đầy năng lượng.
Một trong những vai trò quan trọng nhất của Adenosine là giúp hình thành các hợp chất khác, bao gồm: “Adenosine Monophosphate (AMP), một thành phần của DNA/RNA và Adenosine Triphosphate (ATP) hoạt động như một nguồn nhiên liệu của tế bào“.
Adenosine đầu tiên được chuyển đổi thành đơn vị cơ sở được gọi là Adenine sau đó được chuyển đổi thành AMP.
Nó cũng hình thành do sự phân hủy/trao đổi chất của ATP (chất mà các tế bào của chúng ta sử dụng cho năng lượng và sinh tổng hợp ở gan).
Dẫn xuất Adenosine khá nổi bật trong nhóm Ganoderma Lucidum và G. Capense với tác dụng thư giản cơ giảm đau và ức chế sự kết dính tiểu cầu.
Adenosine có thể liên kết với thụ thể Purinergic trong tế bào, tạo ra một số đáp ứng sinh lý có lợi.
Hoạt động của Adenosine trên não, cơ, tim và các cơ quan khác bao gồm:
- Giãn mạch và tăng tuần hoàn máu.
- Điều chế giải phóng chất dẫn truyền thần kinh.
- Hỗ trợ hoạt động của các khớp.
- Bảo vệ thần kinh để ứng phó với sự mất cân bằng oxy hóa.
- Chống các triệu chứng co giật.
- Điều tiết sự tăng sinh tế bào T và sản xuất Cytokine.
- Ức chế Lipolysis.
- Kích thích co thắt phế quản.
- Giúp cơ thích nghi với luyện tập thể dục, qua đó cải thiện độ bền, tăng sức mạnh.
Tóm lại, Adenosine mang lại rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể:
- Giúp giảm các triệu chứng liên quan đến ung thư.
- Cung cấp năng lượng, hỗ trợ trao đổi chất tốt hơn.
- Lợi ích tốt đối với tim mạch.
- Hỗ trợ giấc ngủ ngon.
- Giúp làn da khỏe mạnh hơn.
- Tăng cường hiệu suất và phục hồi cơ thể khi chơi thể thao.
3. Cyclooctasulfur
Cyclooctasulfur hay còn gọi là Octasulfur hoặc Octathiocane, là chất hóa học với công thức hóa học là S8, tồn tại ở dạng rắn, lỏng, khí.
Hoạt chất Cyclooctasulfur này được tìm thấy nhiều trong tự nhiên như: “ở trong nước, suối khoáng, trong muối Epsom, trong một số loại nấm và đặc biệt là có trong Nấm Linh Chi“.
Được sử dụng nhiều trong sản xuất một số loại thuốc mỡ điều trị da như: “thuốc trị ghẻ, thuốc trị nấm,…“.
Là thành phần trong một số loại thuốc giúp chống viêm nhiễm, đẩy nhanh tiến độ chữa lành vết thương.
Các nghiên cứu trên Nấm Linh Chi cho thấy nó có chứa chất Cyclooctasulfur có lợi cho sức khỏe người sử dụng như: “tác dụng trong việc làm đẹp, giúp nhuận tràng, giải độc cơ thể“.
Từ các tác dụng trên thì cơ thể sẽ không bị táo bón, không bị mụn nhọt, mẩn ngứa, giúp làn da mịn màng, tươi tắn mà không cần phải dùng tới các loại mỹ phẩm có chứa chất Cyclooctasulfur.
Chất Cyclooctasulfur trong Nấm Linh Chi cũng sẽ ngăn chặn sự hình thành gàu trên da đầu, loại bỏ vảy gàu (tác nhân gây ngứa đầu), giúp tóc bóng mượt, giảm rụng tóc.
Các nhà khoa học còn cho biết chất Cyclooctasulfur còn có tác dụng trong việc phòng ngừa và điều trị một số căn bệnh khá nguy hiểm như: “bệnh trĩ, viêm khớp, suy giáp và vi lượng đồng căn“.
4. Beta – D Glucan
4.1 ĐỊNH NGHĨA
β-Glucan (Beta-Glucan) là hợp chất đường liên phân tử (Polysaccharide – tức là một chuỗi của các phân tử Glucose) được tạo nên từ các đơn phân tử D-Glucose gắn với nhau qua liên kết β-Glycoside.
β-Glucan gồm có 2 loại là:
- β-Glucan hòa tan
- β-Glucan không hòa tan.
Trong đó, người ta hay được nhắc đến là:
- β-Glucan (1,3/1,6) là dạng hợp chất không hòa tan.
- β-Glucan (1,3/1,4) là dạng hợp chất dễ hòa tan.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, dạng hợp chất không hòa tan β-Glucan (1,3/1,6) có hoạt tính sinh học cao hơn nhiều so với các dạng khác.
Vậy nên nó có tác dụng kích hoạt hệ miễn dịch mạnh nhất và có hiệu quả nhất trong tác dụng chống lại các bệnh nhiễm trùng và ung thư theo cơ chế đại thực bào.
4.2 NGUỒN GỐC
Trong tự nhiên thì β-Glucan tồn tại phổ biến ở các tế bào nấm men và nấm dược liệu, đặc biệt là có Nấm Linh Chi.
Vỏ cám của các loại hạt như yến mạch, lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mì cũng có chứa β-Glucan. Nhưng chủ yếu ở dạng (1,3/1,4).
4.3 TÁC DỤNG – Phụ trợ hệ miễn dịch
Các thuộc tính tác dụng lên hệ miễn dịch của β-Glucan đã được công nhận trong nhiều thập kỷ qua.
β-Glucan có thể hoạt động trên nhiều thụ thể màng tế bào miễn dịch và nó có thể hoạt động một cách đơn lẻ hoặc cũng có thể kết hợp với các phân tử khác bao gồm: “các Đại thực bào, bạch cầu trung tính, monocytes, các tế bào giết tự nhiên và các tế bào đuôi gai“.
β-Glucan cũng sẽ kích hoạt một loạt các cytokine được giải phóng ra như một yếu tố giúp hoại tử khối u (TNF)-a và các loại interleukins khác nhau. Do đó, nó có thể đáp ứng được cả “miễn dịch bẩm sinh” và “miễn dịch thích nghi” được tăng cường bởi các phân tử β-Glucan.
Chức năng của Đại thực bào là giúp loại bỏ các thành phần hoại tử. Cụ thể là Đại thực bào sẽ thực hiện các chức năng bắt giữ những đối tượng xâm nhập bất ngờ và điều phối các thành phần hoạt chất bảo vệ cho cơ thể và sẽ tiêu hủy các tác nhân ngoại lai xâm nhập gây bệnh cho cơ thể.
Khi được hoạt hóa bởi β-Glucan thì các Đại thực bào sẽ như được tăng cường hoạt động tốt hơn, chúng có độ nhạy cao hơn với các yếu tố xâm nhập ngoại sinh để thực hiện chức năng miễn dịch.
Sau đó Đại thực bào sẽ truyền dữ liệu sự hiện diện của yếu tố xâm nhập với những thành phần khác thuộc hệ thống miễn dịch để tham gia vào cuộc chiến chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể để khống chế.
Tế bào Lympho B sử dụng các tín hiệu được truyền từ Đại thực bào để sản xuất ra các kháng thể và những tế bào chống lại sự xâm nhập ngoại lai. Các kháng thể sẽ gắn các tác nhân xâm nhập tạo thành khối (như bắt bỏ tù). Sau bước đó thì các Đại thực bào sẽ nuốt khối đó và phá hủy các tác nhân ngoại lai đó.
β-Glucan bị chiếm bởi các Đại thực bào thông qua thụ thể Dectin-1 có hoặc không có TLR-2/6. Các phân tử β-Glucan lớn sau đó được phân mảnh thành các mảnh β-Glucan nhỏ hơn trong các đại thực bào. Chúng sẽ được đưa vào hệ thống tủy và hệ thống nội mạc mạch, sau đó được giải phóng.
Những mảnh β-Glucan nhỏ này cuối cùng sẽ được hấp thu bởi những bạch cầu hạt, bạch cầu đơn nhân hoặc Đại thực bào tuần hoàn thông qua những thụ thể bổ sung (CR)-3. Phản ứng miễn dịch sau đó sẽ được kích hoạt.
4.4 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Về sau, β-Glucan được tách ra và các hiệu ứng miễn dịch của nó đã được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn.
Cách tiếp cận của β-Glucan tại Nhật Bản lại diễn ra hoàn toàn khác những nơi khác. Trong Y học Viễn Đông thì việc sử dụng các loại nấm dược liệu là một truyền thống lâu đời, do đó khi nghiên cứu về các hiệu ứng miễn dịch của β-Glucan, người ta đã tiến hành nghiên cứu chi tiết về tác động sinh học của những loài nấm này.
Kết quả là β-Glucan một lần nữa được xác định là nhân tố chính điều chế miễn dịch không đặc thù. Một vấn đề lớn trong việc mô tả tất cả các sản phẩm tự nhiên là chúng có chứa một hỗn hợp phức tạp các thành phần mà mỗi một trong số đó có thể góp phần tự tăng cường sức đề kháng, nhưng đồng thời chúng cũng có thể tiêu diệt lẫn nhau.
β-Glucan từ nấm và rong biển vốn được biết đến như là hoạt chất thay đổi đáp ứng sinh học nổi tiếng có chức năng kích thích miễn dịch chống lại các bệnh truyền nhiễm và ung thư.
Không giống như hầu hết các sản phẩm tự nhiên khác, β-Glucan tinh khiết duy trì tác dụng sinh học cho phép chúng có hiệu quả cả ở mức độ phân tử và tế bào.
Căn cứ vào đa tác động sinh học của β-Glucan thì sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi vai trò điều hòa miễn dịch của Nấm Linh Chi cũng tham gia vào cuộc chiến chống ung thư.
Mặc dù thực tế là hầu hết hệ thống miễn dịch nhận ra được các khối u, nhưng các kháng thể thường không được đủ mạnh để ngăn tế bào ung thư phát triển lớn hơn.
Kể từ khi nghiên cứu khoa học trực tiếp đầu tiên cách đây khoảng 40 năm về trước, chức năng chống lại khối u của β-Glucan đã được chứng minh rõ ràng hơn.
Các nghiên cứu tiên phong đầu tiên dựa trên động vật, cũng như thử nghiệm trên người cho thấy hoạt động kháng u của hoạt chất này đối với nhiều loại u khác nhau như: “khối u vú, phổi, và đường tiêu hóa“.
Từ những năm 1980, hai loại β-Glucan đã được sử dụng thành công như một thành phần truyền thống trong điều trị ung thư tại Nhật Bản.
Một tác dụng khác của β-Glucan đã được chứng minh vào giữa những năm 1980 như khả năng kích thích tạo máu tương tự như yếu tố kích thích các bạch cầu hạt đơn nhân.
Cả β-Glucan dạng hạt và hòa tan đều giúp phục hồi đáng kể số lượng tế bào trong máu sau khi bức xạ gamma. Thí nghiệm cũng cho thấy rằng β-Glucan có thể bảo vệ các tác dụng không tốt của thuốc hóa trị liệu.
Cơ chế tác dụng của β-Glucan đối với ung thư bao gồm cả phân mảnh bổ thể C3 và kháng thể. Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phần lớn các tế bào ung thư vú ác tính được nhận biết bởi C3 và bị tác dụng gây độc tế bào bởi tế bào NK mang thụ thể CR3 được gắn với β-Glucan.
4.5 KẾT LUẬN
β-Glucan chiếm một vị trí nổi bật trong số các hoạt chất điều hòa miễn dịch được biết đến và thử nghiệm. β-Glucan có tác dụng trên nhiều loại bệnh khác nhau, chẳng hạn như: “suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng và quan trọng hơn cả là tác động lên sự tăng trưởng của ung thư“.
Sự tràn ngập của các loại thực phẩm khác nhau và “các liệu pháp thay thế”, thường được cung cấp bởi những người không có chuyên môn, là một xu thế của nhiều năm trước đây. Không có gì đáng ngạc nhiên khi làn sóng này dần dần biến mất.
β-Glucan, đã từng bị chỉ trích bởi nhiều cơ quan chức năng với những khả năng kém cỏi của nó là do không làm rõ được các hiệu ứng phức tạp của nó. May mắn thay, trong 1 thập kỷ qua, các nghiên cứu trong những phòng thí nghiệm có uy tín đã làm sáng tỏ các tác dụng của β-Glucan và họ đã mô tả rõ mối quan hệ giữa cấu trúc và hoạt động của nó.
Vì vậy, β-Glucan cuối cùng sẽ được nhìn nhận đúng đắn hơn so với vài thập kỷ trước đây.
5. Germanium
5.1 ĐỊNH NGHĨA
Ở phần này, Nấm Khỏe sẽ không đi sâu vào các tính chất hóa học hay vật lý của và các ứng dụng của Germanium (Gecmani) ở những ngành khoa học khác. Tại đây, mình sẽ chỉ tập trung vào tính ứng dụng của Germanium trong y học để cải thiện sức khỏe con người thôi nhé.
Germanium là một nguyên tố do C.A Winkler tìm ra vào năm 1886. Tên gọi của nó có ý nghĩa được lấy từ vùng Germania (vùng German) của Đức. Nguyên tố này được viết tắt theo kí hiệu là “Ge” và đứng thứ 32 trong bảng tuần hoàn hóa học.
Germanium có 2 loại:
- Vô cơ.
- Hữu cơ (ăn được).
Ở dạng nguyên chất thì Germanium là một loại á kim có màu trắng xám, nó là chất kết tinh và giòn.
Á kim gồm những nguyên tố hóa học B, Si, Ge, As, Sb, Te, Po. Chúng nằm giữa kim loại và phi kim trong bảng tuần hoàn. Phụ thuộc vào điều kiện môi trường chúng có thể có các tính chất của kim loại như dẫn điện hay phi kim cách điện. Si và Ge là 2 chất bán dẫn quan trọng. Ở điều kiện bình thường, á kim có dạng rắn.
Germanium hữu cơ thì tồn tại trong môi trường tự nhiên, thường là trong một số suối nước khoáng thiên nhiên. Chúng có có thể có ở những loài thực vật như Nấm Linh Chi, Nhân Sâm, Tỏi…
Đặc biệt là hàm lượng Germanium trong Nấm Linh Chi hơn Nhân Sâm từ 5-8 lần.
5.2 TÁC DỤNG
Germanium có khả năng đặc biệt là làm tăng khả năng tự phục hồi.
Nếu như mọi loại bệnh được xem như bắt nguồn từ tình trạng thiếu oxy nuôi dưỡng tế bào thì nó có thể nhanh chóng được bổ sung bởi Germanium, nó có khả năng thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể tốt hơn.
Dược chất đặc biệt này giúp mỗi cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn và từ đó cải thiện tình trạng chung của người bệnh.
Theo đó, Germanium sẽ rất phù hợp với các bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính lâu ngày.
Đối với các loại bệnh về “ung thư, bệnh về hô hấp, tiểu đường, phổi, bệnh về thần kinh, mất ngủ, đục thủy tinh thể…” thì Germanium mang lại những tác dụng rất rõ rệt. Bởi vì Ge giúp cải thiện khả năng trao đổi chất, tăng cường chức năng các bộ phận cơ thể và lưu thông máu tốt.
5.2.1 TÁC DỤNG VỚI BỆNH UNG THƯ
Germanium không tham gia trực tiếp vào quá trình tấn công các tế bào ung thư, mà thay vào đó nó kích thích tăng cường hệ thống miễn dịch tự sản sinh ra các chất có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của khối u và các bệnh khác.
Đồng thời, Germanium có trong Nấm Linh Chi sẽ giúp hỗ trợ tiêu diệt triệt để các tế bào ung thư trước khi chúng tăng sinh và di căn sang các tế bào khỏe mạnh khác.
5.2.2 TÁC DỤNG GIẢI ĐỘC HÓA/XẠ TRỊ
Germanium có công dụng làm bổ máu, giúp cơ thể tự đào thải độc tố qua đường nước tiểu. Từ đó, nhằm nâng cao thể trạng chung của người bệnh và ngăn chặn các tác dụng phụ không mong muốn sau các đợt hóa/xạ trị cho bệnh nhân ung thư.
Do vậy, nếu bạn đang mắc những căn bệnh trên và mong muốn phục hồi tốt thể trạng của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả thì nên sử dụng thảo dược Nấm Linh Chi và các sản phẩm từ Nấm Linh Chi tạo ra.
Nó sẽ thúc đẩy quá trình bài tiết những chất độc và kim loại nặng trong cơ thể ra ngoài qua các tuyến nội tiết và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn rất nhiều.
5.2.3 HỖ TRỢ CÁC TÁC DỤNG KHÁC
Trong y học, nhiều người đã lợi dụng được tính bán dẫn này của chất Germanium để chế tạo các loại dược phẩm hay thiết bị có khả năng giảm đau cho các bệnh nhân của họ.
Trong cơ thể con người có tồn tại một dòng điện yếu, như:
- Người lớn là 3V.
- Trẻ em là 5V.
Vậy nên, ở những vị trí đau nhức trên cơ thể thì dòng điện này sẽ tích tụ lại đó. Đưa Germanium vào giải tỏa dòng điện tích tụ này nên sẽ giúp người bệnh giảm đau tốt.
Gia nhiệt cục bộ sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, làm tan ra các loại mỡ và thành phần hóa học khác.
Đặc tính đẩy Hidro sẽ bổ sung dưỡng khí và thanh lọc máu. Từ đó phòng ngừa được các bệnh về máu và tim, giúp máu lưu thông được tốt hơn.
Nó cũng cung cấp khí bổ sung năng lượng cho cơ thể con người tốt hơn, nhằm giúp cho cơ thể con người được khỏe mạnh và tràn đầy sinh khí.
Triệt tiêu sự ảnh hưởng của sóng điện từ và sóng thủy mạch lên cơ thể người.
6. Ganoderic acid
6.1 ĐỊNH NGHĨA
Ganoderic acid là một chuỗi các Triterpenoids kết dính chặt chẽ với nhau. Chất này đã được tìm thấy có trong thành phần dược tính của Nấm Linh Chi. Nó có tác dụng chống viêm và điều hòa khả năng miễn dịch của cơ thể cực tốt.
Theo các công trình nghiên cứu, có lẽ Sapoine – Triterpenoids – Ganoderic acid là nhóm các chất đa dạng nhất và có tác dụng dược lý mạnh nhất.
1984 – 1987, Nishtoba et al lần đầu tiên đã chứng minh được các Ganoderic acid C là chất mới trong tự nhiên. Sau đó, 1986 thì Morigiwa et al lại tìm ra thêm Ganoderic acid B nữa.
Ngày nay nhóm Ganoderic acid đã được phát hiện có tới hàng chục dẫn xuất khác nhau, kết quả tách trên sắc ký lỏng cao áp (HPLC).
6.2 TÁC DỤNG
Ganoderic acid thể hiện hoạt lực ức chế giải phóng Histamine, ức chế Angiotensine conversion enzyme (ACE) và sinh tổng hợp cholesterol, giúp hạ huyết áp.
Cơ chế chống viêm từ Ganoderic acid có trong Nấm Lim thì được thể hiện qua sự ức chế sinh tổng hợp Prostagladin, qua đó làm bền vững màng Lysosom để ngăn cản và giải phóng các Enzym phân giải, làm ức chế quá trình viêm.
Các Ganoderic acid cũng có tác dụng ức chế các Cyclooxygenase, làm giảm tổng hợp PGE2 và F1a, đây chính là những chất trung gian hóa học chính của các phản ứng viêm.
Cơ chế điều hòa khả năng miễn dịch của Ganoderic acid trong Nấm Linh Chi được thể hiện qua sự điều chỉnh cân bằng và kích thích lại hệ thống miễn dịch của cơ thể. Điều đó giúp tăng cường khả năng miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các chứng bệnh liên quan đến bạch cầu và các virus AIDS.
Ganoderic acid có hiệu quả chống viêm tốt cũng nhờ cơ chế loại bỏ các tế bào viêm nhiễm. Từ đó ngăn ngừa được các bệnh viêm nhiễm như khớp, viêm gan , viêm phổi, viêm ruột…
Các thể bệnh kể trên cũng là nguyên căn biến chứng hình thành ung thư nếu phát triển sang dạng nặng. Đồng thời, Ganoderic acid cũng góp phần vào sự kháng nguyên u, ngăn ngừa sự hình thành các tế bào ung thư ác tính gây hại.
Ganoderic acid cũng vô cùng tốt cho hệ tiêu hóa con người. Cụ thể nó giúp tăng cường công năng tiêu hóa trong thân thể, ngăn ngừa các thể hiện khó chịu. Đồng thời, nó cũng giúp phòng ngừa các thể bệnh liên quan như “viêm bao tử, ung thư bao tử, ung thư đại tràng,…“.
Ganoderic acid khi tham gia vào quá trình truyền xung thần kinh lên não, hoạt chất này đóng vai trò quan yếu đối với hệ thần kinh. Nó có hiệu quả duy trì sự yên ổn, từ đó kiểm soát mọi công năng, là nền tảng cho cả hệ thống giao thông cơ thể lưu thông ổn định.
Ganoderic acid có hiệu quả kháng dị ứng, hạ áp huyết, giảm cholesterol trong cơ thể,… Khi kết hợp với hoạt tính của β-Glucan sẽ giúp chống ung thư, tăng cường hệ thống giao thông miễn nhiễm, cùng hoạt tính của nhiều loại hoạt chất khác có trong Nấm Linh Chi (polysaccharide, ganopoly, germanium hữu cơ,…), giúp tăng cường thân thể.
Nó không chỉ là cải thiện được tình trạng sức khỏe tốt hơn mà còn giúp ăn ngon, ngủ sâu hơn. Bên cạnh đó là hiệu quả dược tính giúp trợ giúp chữa trị bệnh, giảm thiểu các triệu chứng bệnh gây nhiều khó chịu cho cuộc sống.
Qua bài viết này, Nấm Xanh hi vọng giúp được các bạn hiểu được các thành phần quan trọng làm nên công dụng của Nấm Linh Chi là cực kỳ quý.
Nếu quan tâm, bạn có thể đặt Nấm Linh Chi để trải nghiệm:
Hẳn bạn cũng có thể thấy rằng, những thành phần tự nhiên có trong Nấm Linh Chi là cực kỳ nhiều và mang lại những tác dụng tuyệt vời. Đó là lý do vì sao Nấm Linh Chi được xem là thần dược và liệt kê trong các bản thảo của các thần y ngày xưa tới nay.
Xem thêm: Hướng dẫn 8 cách chế biến Nấm Linh Chi dùng cực tốt
Nếu bạn có vấn đề thắc mắc cần liên hệ, có thể comment xuống dưới bài viết này hoặc qua các kênh mạng xã hội:
- Facebook: Nấm Xanh
- Instagram: Nấm Xanh
- Youtube: Nấm Xanh
- Group: Nông nghiệp hữu cơ