Nấm Rơm là một loại nấm ăn cực bổ dưỡng cho sức khỏe bởi chúng còn được sử dụng để điều chế thuốc trong Y Học. Tuy nhỏ nhắn nhưng ăn rất ngon, ngọt bùi, dễ chế biến được với nhiều món ăn khác nhau nên chúng được dùng rất thông dụng.
Nấm Rơm – Món ăn thông dụng 3 miền
Nấm Rơm vốn là một cái tên cực quen thuộc và được sử dụng vô cùng phổ biến tại các quốc gia ở Châu Á. Người Việt mình cũng rất mê loại nấm này nên mức tiêu thụ cực kỳ lớn đó nha các bạn.
Từ Nam ra đến Bắc, dù bạn vòng vèo đi mọi nơi hay ở đâu thì bạn cũng sẽ bắt gặp loại nấm này trong các món ăn tại các gia đình hay hàng quán và cả nhà hàng sang trọng.
Có lẽ do chúng nhỏ nhắn nhưng dễ chế biến và có thể dễ dàng kết hợp được với rất nhiều món ăn khác nhau, bên cạnh đó là mùi vị đặc trưng thơm ngon, bùi bùi khiến nhiều người mê mẫm món nấm này, trong đó có lẽ có bạn đúng hem.
Tuy nhiên, dù hay ăn nhưng hẳn là sẽ không có nhiều người biết rằng Nấm Rơm còn cực kỳ bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe nữa. Đa phần chúng ta thưởng thức vì chúng ngon và dễ ăn thôi, nên sau bài viết này, bạn hãy bổ sung thêm Nấm Rơm vô thực đơn mỗi ngày nha.
Các bạn hãy cùng Nấm Khỏe khám phá về thế giới của bạn Nấm Rơm nhé!
Tìm hiểu về Nấm Rơm
- Tên tiếng Việt: Nấm Rơm
- Tên khoa học: Volvariella Volvacea
- Họ: Pluteaceae
- Một số tên gọi khác: Nấm Mũ Rơm, Nấm Rạ,…
- Có nhiều loại: Màu xám trắng, màu xám, màu xám đen,…
Nấm Rơm rất phổ biến ở khu vực Châu Á vì chúng có nguồn gốc xuất xứ ở Đông Á và Đông Nam Á. Thế nhưng mật độ phân bố của chúng lại rải rác ở nhiều nơi, nhất là các vùng nhiệt đới ở Châu Á, Châu Mĩ, Châu Phi và thậm chí có cả Châu Úc nữa.
Ở tại Việt Nam mình thì bạn có thể thấy loại nấm này mọc chủ yếu ở những vùng làng quê, nơi có nhiều rơm rạ, ẩm. Hiện này, chúng xuất hiện phổ biến hơn, không chỉ ở làng quê mà ở một số thành thị từ Bắc tới Nam.
Vì là thực phẩm tiêu dùng thông dụng, được sử dụng phổ biến để làm nên nhiều món ăn thơm ngon hay kết hợp cùng nhiều món ăn khác mà đến cả các nhà hàng sang trọng hầu như ta có thể dễ dàng thấy loại nấm dân giã này.
Nấm Rơm thuộc họ nhà nấm lớn, có tốc độ sinh trưởng cao, chúng chủ yếu phát triển từ nói có các loại rơm rạ.
Nấm Rơm cũng có khá nhiều loại, đặc điểm hình dạng cũng vô cùng phong phú theo chu kỳ trưởng thành. Kích thước cây nấm thì có loại lớn, có loại nhỏ, loại vừa… tùy vào khả năng phát triển, điều kiện môi trường và dinh dưỡng chúng nhận được.
Màu sắc của Nấm Rơm thì có loại thì màu xám trắng, loại màu xám nhưng cũng có loại màu xám đen,… chúng cũng phụ thuộc vào nơi nuôi trồng và một số điều kiện khác.
Nấm Rơm sinh trưởng thế nào?
Nấm Rơm cũng là loại nấm mọc thuận lợi và dễ dàng trong tự nhiên, không khó mấy như nhiều loại nấm khác.
Thường thì vào mùa hè, nhiệt độ nóng ẩm cao, loại nấm này thường sẽ mọc ở những chỗ có nhiều mùn,… chỗ thì chúng mọc vô cùng đơn độc (cụm nhỏ), nhưng có chỗ chúng lại mọc ra thành một nhóm (cụm to), có thể tùy vào mức độ dinh dưỡng chúng nhận được.
Khi có những cơn mưa bắt đầu vào tháng 5 hàng năm thì chúng lại thường mọc lên ở những nơi có nhiều rơm rạ ẩm ướt, giống hệt như Nấm Mối thường mọc lên sau mỗi cơn mưa vào tháng 5-7 hoặc tháng 7-9 hàng năm.
Chúng lớn và trưởng thành rất nhanh, chỉ trong khoảng 15 ngày đổ lại cho một vụ và kết vụ có thể không đến 30 ngày. Phụ thuộc vào meo giống, cách nuôi trồng khác nhau ở mỗi nơi nữa chứ không phải như nhau cả.
Nói là trong tự nhiên loại nấm này lại mọc rất ít thì cũng không đúng, chỉ là chúng mọc dựa vào điều kiện thuận lợi, còn ít hay nhiều thì không thể đo đếm, chỉ là do nhu cầu của con người dùng nhiều nên chẳng có loại nấm nào có thể đáp ứng đủ.
Vậy nên, từ đó người ta đã nghiên cứu lấy giống của chúng áp dụng cho nuôi trồng nông nghiệp như trồng Nấm Bào Ngư hay nhiều loại nấm ăn khác để cung cấp cho thị trường ẩm thực như bây giờ và nhu cầu ăn chay ngày một cao hơn.
Nấm Rơm mà ngày nay chúng ta tiêu thụ cho ẩm thực đều chủ yếu là từ nuôi trồng nông nghiệp, đa phần là nấm tươi vì phù hợp với nhu cầu sinh hoạt hay tiêu dùng của người Việt Nam.
Trong môi trường nuôi trồng nông nghiệp, loại nấm này mang lại hiệu quả kinh tế cao nên cũng không ít người tham gia vào nuôi trồng để kiếm lời.
Quá trình nuôi trồng Nấm Rơm
Nấm Rơm là loại dễ trồng và nhanh chóng thu hoạch nên đó chính là nguồn lợi kinh tế cao cho nhiều người nuôi trồng và doanh nghiệp nuôi trồng (như đề cập phía trên).
Thuận lợi hơn nữa là chúng có thể được trồng quanh năm suốt tháng. Vào những tháng mưa gió liên tục cần chuẩn bị trước những thứ cần thiết để che chắn kỹ hơn.
Ở các quốc gia vùng nhiệt đới như nước Việt Nam mình rất thích hợp về khí hậu cũng như nhiệt độ để nuôi trồng cho loại nấm này sinh trưởng và phát triển thuận lợi.
Vậy nên, ngày nay bạn có thể thấy ở khắp mọi miền đất nước trong hầu như tất cả món ăn đều có Nấm Rơm xuất hiện.
Trong nuôi trồng Nấm Rơm thì cần quan tâm đến một số vấn đề như:
- Nguồn dinh dưỡng Cellulose trong phôi
- Nhiệt độ thích hợp để Nấm Rơm phát triển từ 30 – 32 độ C
- Độ ẩm nguyên liệu (cơ chất) phải từ 65% – 70%,
- Độ ẩm của không khí tương đương khoảng 80%
- Độ pH phải bằng 7
- Điều kiện thoáng khí cho nấm thở.
Nấm Rơm trong nuôi trồng nông nghiệp thì chúng sử dụng dinh dưỡng Cellulose trực tiếp từ nguyên liệu trồng để phát triển.
Thời gian phát triển trung bình của loại nấm này thường là 12 ngày. Cụ thể hơn thì Nấm Khỏe sẽ chia sẻ một bài viết khác về kỹ thuật trồng Nấm Rơm sau nhé!
Quá trình phát triển của Nấm Rơm
1. Cấu tạo của Nấm Rơm hoàn chỉnh
Nấm Rơm gồm có 3 thành phần cấu tạo chính như:
1.1 Cấu tạo phần Bao Gốc – VOLVA:
- Bao gốc của chúng thường dài và cao lúc còn nhỏ, sẽ bao lấy chỗ tai nấm.
- Nhưng khi tai nấm tới giai đoạn trưởng thành, nó chỉ còn lại phần trùm lấy phần gốc chân cuống nấm mà thôi.
- Bao nấm là hệ sợi tơ nấm chứa sắc tố melanin tạo ra màu đen ở bao gốc, màu này đậm nhạt tùy thuộc vào ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Nếu chúng mọc ngoài nắng bị ánh nắng chiếu càng nhiều thì bao gốc càng đen.
Giống y hệt như trên da người vậy, melanin chất bảo vệ da trước ánh nắng, chúng sẽ trồi lên và tạo nên vấn đề sạm nám trên da, chúng không có cơ chế lặn xuống lại nên hầu như rất khó để hết. Vậy nên ở nấm có rất nhiều tế bào giống con người.
Xem thêm: Nấm có khả năng hấp thụ Vitamin như cơ thể người
1.2 Cấu tạo phần Cuống Nấm
Cuống nấm là một bó hệ sợi xốp, xếp theo kiểu vòng tròn đồng tâm. Khi còn non thì cuống nấm sẽ mềm và khá giòn, nhưng khi già cuống nấm này sẽ trở nên xơ cứng và khó bẻ gãy.
1.3 Cấu tạo phần Mũ Nấm
Phần mũ nấm thường là hình nón như nhiều loại nấm, trên bề mặt này cũng có chất melanin, nhưng nhạt dần từ trung tâm ra rìa mép. Tức là ở phần mép màu sẽ khá nhạt, tại phần càng gần trung tâm càng đậm màu.
2. Chu kỳ sống và phát triển của Nấm Rơm
Chu kỳ sống và phát triển của chúng gồm có 6 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đầu đinh ghim
Những ngày đầu của giai đoạn đinh ghim, nấm còn nhỏ như hạt tấm, nên được gọi là nụ nấm, có màu trắng.
Giai đoạn 2: Hình nút nhỏ
Khoảng vài ngày sau, chúng sẽ lớn rất nhanh chóng và bằng hạt bắp (ngô).
Giải đoạn 3: Hình nút lớn
Tiếp đến vài ngày sau đó, nấm sẽ tiếp tục phát triển lên lớn hơn cỡ bằng trái sơ ri
Giai đoạn 4: Hình trứng
Kế đó, chúng lại tiếp tục phát triển thành dạng tròn và to hơn như quả trứng cút
Giai đoạn 5: Hình chuông
Giai đoạn này sẽ hơi lâu nên là giai đoạn kéo dài nhất. Nấm Rơm sẽ bắt đầu có dấu hiệu sắp bung tai, nhìn như một cái chuông be bé.
Giải đoạn 6: Trưởng thành
Khi trưởng thành, mũ nấm sẽ nở ra và trông giống như một chiếc dù vậy. Lúc này Nấm Rơm đã có cấu tạo thành các phần hoàn chỉnh, chúng sẽ vào giai đoạn phát tán bào tử để sinh sản.
Tuy nhiên, người ta sẽ thường chọn thu hoạch và ăn khi ở giai đoạn 4 và giai đoạn 5. Xem hình Nấm Khỏe trên tay ở đầu và cuối bài thì đó là loại mà các bạn hay ăn và là loại được chọn bán ưa dùng.
2 giai đoạn này còn gọi là nấm búp vì hàm lượng dinh dưỡng có thể là nhiều nhất và tốt nhất. Bên cạnh đó cũng có thể là dễ chế biến, người dùng đi chợ cũng chọn loại này nhiều hơn là chủ yếu.
3. Phân biệt màu sắc mũ Nấm Rơm
Theo các chuyên gia nuôi trồng Nấm Rơm trên 20-35 năm thì cho các kết quả chính xác về phân biệt màu sắc mũ nấm như sau:
- Mũ nấm có màu đen: Do gió và độ lạnh
- Mũ nấm có màu trắng: Do hầm nóng
Với kinh nghiệm chỉ với 5 năm nuôi trồng chủ đạo về Nấm Bào Ngư thì Nấm Xanh phải đi học hỏi thêm từ các lão làng trong nghề, thâm niên trên dưới 35 năm để chia sẻ cho các bạn kiến thức chuẩn xác nhất.
Hàm lượng dinh dưỡng trong Nấm Rơm
Hàm lượng dinh dưỡng trong Nấm Rơm rất phong phú, nếu được nuôi trồng chuẩn và đúng cách, sẽ là một món ăn vào cực kỳ tốt và bổ dưỡng luôn nhé!
1. Hàm lượng dinh dưỡng Nấm Rơm tươi
Các bạn hãy xem thử hàm lượng chất dinh dưỡng trong 100 gram Nấm Rơm tươi có gì nhé!
Chất dinh dưỡng | Hàm lượng dinh dưỡng |
---|---|
Đạm | 3.6% |
Chất béo (Lipid) | 0.3% |
Đường | 3.2% |
Chất xơ (Cellulose) | 1.1% |
Tro | 0.8% |
Ca | 0.28mg |
P | 0.8mg |
Fe | 0.12mg |
Calorie | 31 |
Axit amin | 18 loại |
Vitamin A | … |
Vitamin E | … |
Vitamin PP | … |
Vitamin B1 | 0.35mg |
Vitamin B2 | 1.63 – 2.98mg |
Vitamin B5 (Axit Nicotinic) | 64.88mg |
Vitamin C | 158.44 – 206.27mg |
Vitamin D | Không. Chỉ có khi trồng ngoài tự nhiên có ánh nắng |
Trong 18 loại Axit amin có trong Nấm Rơm thì có 8 loại mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, bắt buộc cơ thể phải dung nạp vô bằng cách ăn bổ sung, rất có lợi. Hàm lượng này chiếm tới 38.2%, cao hơn cả thịt heo, thịt bò, trứng gà, sữa bò…
Đây là giá trị dinh dưỡng cực kỳ tuyệt vời không phải loại thực vật nào cũng có.
2. Hàm lượng dinh dưỡng Nấm Rơm khô
Nếu bạn dùng Nấm Rơm khô, thì hàm lượng dinh dưỡng sẽ hơi khác một chút, với mỗi 100 gram Nấm Rơm khô sẽ có dưỡng chất…
Chất dinh dưỡng | Hàm lượng dinh dưỡng |
---|---|
Đạm | 21 – 37gr |
Chất béo (Lipid) | 2.1 – 4.6gr |
Đường | 9.9gr |
Chất xơ (Cellulose) | 21gr |
Tro | 3.8% (45% Kali) |
Ca | … |
P | … |
Fe | … |
Calorie | … |
Axit amin | 18 loại |
Vitamin A | … |
Vitamin E | … |
Vitamin PP | … |
Vitamin B1 | 0.35mg |
Vitamin B2 | 1.63 – 2.98mg |
Vitamin B5 (Axit Nicotinic) | 64.88mg |
Vitamin C | 158.44 – 206.27mg |
Vitamin D | Có, nhưng phải sấy tự nhiên bằng ánh nắng |
Hàm lượng chất béo (Lipid) trong Nấm Rơm khô có lượng:
- Chất béo bão hòa chiếm 41.2%
- Chất béo chưa bão hòa chiếm 58.8%.
Cũng như trên thì trong 18 loại Axit amin có trong Nấm Rơm thì có 8 loại cơ thể không thể tự tổng hợp được, bắt buộc cơ thể phải dung nạp vô.
Hàm lượng này chiếm tới 38.2%, cao hơn cả thịt heo, thịt bò, trứng gà, sữa bò… Do vậy hoàn toàn có thể thay thế 4 loại chính cho dinh dưỡng ở trên.
Nhờ giàu thành phần dinh dưỡng như vậy cho nên Nấm Rơm được nhiều nơi sử dụng để chế biến thành thực phẩm chức năng, thuốc và chế biến ẩm thực.
Cách bảo quản Nấm Rơm tươi tốt nhất
Nói đến cách bảo quản cho Nấm Rơm tươi thì thật sự rất khó khăn, bởi không có tài liệu nào đưa ra được giải pháp, những người làm từ 20-35 năm trong nghề trồng Nấm Rơm cũng thật sự không có một giải pháp cụ thể nào.
Tuy nhiên, có 2 3 cách dưới đây mà những người lành nghề 20-35 năm chia sẻ lại và Nấm Xanh đã áp dụng tương đối ổn suốt thời gian dài nên chia sẻ cho các bạn.
1. Bảo quản Nấm Rơm tươi theo điều kiện nhiệt độ
Nấm Rơm sau khi thu hoạch, cần được bảo quản ở nhiệt độ tương ứng là 17 độ C (có thể là nhiệt độ máy lạnh của phòng).
Tại vì nếu như bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn 17 độ, tức là lạnh quá thì nấm sẽ vỡ và nhiệt độ cao hơn 17 độ, tức là ít lạnh thì nấm sẽ bung (phát triển qua giai đoạn 6).
Tuy nhiên, đây là cách để bảo quản và vận chuyển nấm đi gần, phân phối trong ngày ra chợ dành cho những người nuôi trồng và mua bán.
2. Bảo quản Nấm Rơm tươi bằng cách trần nấm
Bạn trần (trụng) nấm sơ qua nước sôi 1-2 phút rồi để ráo, bỏ vào một cái hủ, đậy nắp và bỏ tủ lạnh. Với cách này, dù là người tiêu dùng hay người nuôi trồng, thương lái mua bán đều có thể áp dụng và kéo dài thêm 3-4 hôm.
Bởi vì chu kỳ bảo quản của Nấm Rơm chỉ có 24h-48h từ lúc hái thôi, thế nên qua 48h độ hư rất cao, nên đây là cách hữu hiệu nhất.
Với người nuôi trồng và mua bán thì cách này có thể giúp nấm ổn định khi vận chuyển xa từ Nam ra Trung hay Trung ra Bắc luôn. Với người tiêu dùng thì cách này giúp bạn bỏ tủ lạnh dùng được thêm vài ngày nếu như không chế biến ngay hay chế biến hết 1 lần.
3. Phơi khô thành Nấm Rơm khô
Với cách này đó là ta sẽ phơi hoặc sấy khô nấm từ thể tươi, rút hết nước thành thể khô thì có thể bảo quản để dùng rất lâu. Tuy nhiên Nấm Rơm khó hơn nhiều loại nấm khác, là loại nấm mà Nấm Xanh phải nghiên cứu thử nghiệm lâu nhất ở nhiều nhiệt độ.
Vậy nên cách này sẽ bất khả thi với người tiêu dùng, bạn có thể đặt luôn Nấm Rơm khô tại Nấm Xanh về dùng cho tiện nhé! Có thể mang đi mọi nơi như du lịch, picnic,… hay là tặng, biếu, cho,… và bảo quản được tới 1 năm.
Y Học nói gì về Nấm Rơm
Vì là loại nấm giàu chất dinh dưỡng nên không loại trừ khỏi sự quan tâm của giới Khoa Học và Y Học xưa đến nay.
Là một loại nấm có quả thể mềm và xốp, lại chứa nhiều Axit amin và các loại Vitamin A, B, C, D, E, PP… nên Nấm Rơm có giá trị cao trong quá trình nghiên cứu cho các công trình về sản phẩm dược liệu.
Theo Đông Y:
Nấm Rơm có vị ngọt, tính hàn, có công năng bổ tỳ, khử nhiệt, ích khí, tiêu thực, tăng cường miễn dịch, giảm lượng Cholesterol trong máu đặc biệt là khả năng kháng ung thư vô cùng tốt.
Theo Tây Y:
Nấm Rơm được nghiên cứu để chế thành một số loại thực phẩm chức năng để tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh.
Bên cạnh đó là làm những loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh hay còn có thể tán nấm thành bột làm viên chữa chứng thiếu máu nữa.
Không chỉ vậy, Nấm Rơm còn được dùng chế biến ẩm thực để có những món ăn vị thuốc tốt cho sức khỏe, dùng thường xuyên thì còn gì bằng.
Tác dụng của Nấm Rơm mang lại
Mỗi ngày, chỉ cần bổ sung một ít Nấm Rơm trong khẩu phần ăn, kết hợp với các món ăn thường ngày sẽ giúp cơ thể bạn có thể ngăn ngừa bệnh và bổ trợ cho sức khỏe cực tốt.
Các bạn xem thử các loại món ăn sẽ bổ trợ sức khỏe thế nào nhé:
Ăn Nấm Rơm ngăn ngừa ung thư
Trong Nấm Rơm có một loại hoạt chất là Protid dị chủng. Chính vì thế, nên khi chúng ta ăn loại nấm này thường xuyên thì nó sẽ giúp cho cơ thể bạn nâng cao khả năng đề kháng (hệ miễn dịch) và chống lại các tế bào ung thư (tế bào lỗi) hiệu quả.
Ăn Nấm Rơm hỗ trợ hạ Cholesterol
Bản thân loại nấm này có vị ngọt, mang tính hàn, có tác dụng khử nhiệt, tiêu thực và làm hạ Cholesterol cũng vô cùng hiệu nghiệm.
Ăn Nấm Rơm hỗ trợ thiếu máu
Ở một số nơi người ta còn dùng loại nấm này để tán thành bột và bào chế thành thuốc chữa bệnh thiếu máu giống như Nấm Mèo vậy.
Đối với phụ nữ, nếu lười uống các viên sắt bổ sung máu hay sợ thuốc, có thể ăn nấm thường xuyên sẽ giúp khỏe mạnh hơn, tránh quá trình thiếu máu kéo dài sẽ dễ dẫn đến nhiều căn bệnh không tốt.
Ăn Nấm Rơm giúp quý ông giảm liệt dương
Nam giới nếu bị bệnh liệt dương có thể sử dụng Nấm Rơm xào với thịt ếch hoặc thịt chim sẻ, ăn lúc nóng sẽ có tác dụng kích lên cực kỳ hiệu quả. Nếu bạn đang bị, hãy thử xem nhé, biết đâu sẽ giúp gia đình hạnh phúc.
Ăn Nấm Rơm tăng cường hệ miễn dịch tốt
Theo các nhà khoa học Nhật Bản và Mỹ cho biết rằng:
“Nấm Rơm có chứa hoạt chất Polysaccharide (là phân tử Carbohydrat cao phân tử – đường đa), chất này cũng có trong Nấm Linh Chi.
Chất này giúp phát triển các tế bào Lympho, thúc đẩy hoạt động của tế bào Lympho T và Lympho B, làm tăng sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật.”.
Ăn Nấm Rơm hỗ trợ hệ tim mạch khỏe mạnh
Loại nấm này có hoạt chất giúp tăng lưu lượng máu lưu thông lên động mạch vành, giảm lượng oxy tiêu thụ và cải thiện tình trạng bị thiếu máu hay dẫn sang triệu chứng nhồi máu cơ tim.
Ăn Nấm Rơm hỗ trợ hạ huyết áp
Chúng còn có khả năng giúp điều chỉnh rối loạn Lipid máu, hạ Cholesterol Triglyceride (một dạng chất béo có chứa 3 axit béo) và Beta-Lipoprotein (nhóm ngoài của Lipid) trong huyết thanh, làm hạ huyết áp hiệu quả với những người cao huyết áp.
Ăn Nấm Rơm hỗ trợ hệ tiêu hóa
Loại nấm này cũng có tác dụng trị rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, tá tràng và sỏi mật. Nếu bạn gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, hãy ăn các món nấm rơm xào chay và ăn nóng sẽ tốt hơn nhé!
Ăn Nấm Rơm giúp cơ thể giải độc kim loại
Cụ thể là các lợi chất sẽ tác động vào quá trình đào thải của cơ thể để đưa các chất kim loại nặng như “chì, asen,…” nếu bạn bị nhiễm đi ra ngoài bằng đường tiểu.
Cách chế biến Nấm Rơm với nhiều món ăn ngon
Vì là một loại nấm thông dụng nên hầu như Nấm Rơm được sử dụng rất nhiều và thường xuyên trong gần như mọi món ăn Việt. Đơn cử như các món:
Lẩu Nấm cực kỳ ngon, tất cả các món lẩu nếu dùng chung với Nấm Rơm cũng tăng hương vị và có ích cho sức khỏe.
Cháo Nấm Rơm là một món ăn bổ dưỡng thường dành chủ yếu cho người bệnh, có tác dụng tăng cường miễn dịch, giải cảm hiệu quả.
Canh Nấm Rơm nếu dùng có thể nấu với với các loại rau khác nhau như: hạt sen, mướp, bí, lá hẹ, rau chùm ngây,… làm tăng hương vị, cực tốt cho sức khỏe.
Nấm Rơm xào/nấu chung với nhiều thực phẩm khác như thịt, tỏi ớt, xào chay,… đều rất chất lượng, làm tăng khẩu vị và bổ trợ sức khỏe.
Xem thêm: Bí quyết nấu ăn: 7 cách chế biến Nấm Rơm tươi cực ngon cho gia đình
Giá 1kg Nấm Rơm bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường thì luôn có nhiều mức giá khác nhau cho loại nấm này, thường giá 1kg Nấm Rơm sẽ dao động chừng trên dưới 200.000đ/kg loại tươi và hơn 1.000.000đ loại khô và bột nấm.
Giá nấm còn phụ thuộc vào mùa, nhưng vì đây là loại nấm ăn thông dụng, dùng quanh năm, trồng liên tục nên lượng cung cũng nhiều để đáp ứng cầu nên giá sẽ không chênh quá nhiều. Riêng loại khô và bột nấm sẽ hiếm hàng hơn.
Mua Nấm Rơm ở đâu tốt nhất?
Thông thường các bà nội trợ, chị em phụ nữ hay mua nấm tươi ngoài chợ, chất lượng thì cũng tùy hôm được hôm không, còn thực tế thì không rõ nhiều nấm có sạch hay có thuốc không. Bạn hãy chọn mua tại các hệ thống siêu thị lớn hoặc cửa hàng tiện lợi sẽ tốt hơn.
Nếu bạn ở TPHCM thì có thể liên hệ Nấm Xanh để đặt nấm tươi chất lượng xuất thẳng từ nông trại đến cửa hàng (xem địa chỉ) và đến nhà bạn. Còn nấm khô và bột nấm thì giao toàn quốc luôn. Cam kết đảm bảo VS ATTP tốt nhất và VietGAP.
Hoặc bạn cũng có thể đặt hàng qua các đơn vị lớn như Foodmap, Tiki, Lazada vì họ đã có phân phối thực phẩm tươi sạch gồm nấm và rau củ quả các loại sẽ an toàn hơn nhé!
Kết luận về Nấm Rơm
Nấm Rơm là loại nấm được sử dụng thông dụng, có hàm lượng dinh dưỡng cao như các loại vitamin và khoáng chất cần thiết, bao gồm các loại axit amin mà cơ thể không thể tự tổng hợp, dưỡng chất cao hơn thịt, trứng, sữa nhiều.
Đặc biệt chúng còn có khả năng giải độc hiệu quả. Cụ thể là các hoạt chất sẽ tác động vào quá trình đào thải của cơ thể để đẩy các chất kim loại nặng như “chì, asen,…” ra ngoài bằng đường tiểu.
Nấm Rơm tươi thì chỉ bảo quản được 48h từ lúc hái, bạn phải trần qua nước sôi, sau đó bỏ hộp rồi bỏ tủ lạnh sẽ bảo quản được lâu hơn, vận chuyển đi được xa hơn. Trong nhiệt độ phòng thì phải chuẩn 17 độ C.
Bạn nên sử dụng kết hợp nấm khô nếu cần nhiều năng lượng hơn để vận động, có vitamin D tốt cho xương và răng, nấm tươi thì có ít calo, để ăn giảm cân giữ dáng là hiệu quả vô cùng.
Hi vọng thông qua bài viết này, Nấm Khỏe cung cấp được thông tin bổ ích giúp các bạn hiểu hơn về Nấm Rơm cũng như các tác dụng của Nấm Rơm mang lại cho sức khỏe.
Xem thêm: Nấm Rơm sấy khô có những ưu điểm gì so với Nấm Rơm tươi?
Nếu bạn có vấn đề thắc mắc cần liên hệ, có thể comment xuống dưới bài viết này hoặc qua các kênh mạng xã hội:
- Facebook: Nấm Xanh
- Instagram: Nấm Xanh
- Youtube: Nấm Xanh
- Group: Góc Yêu Nấm
nấm rơm rất ngon