Quy Trình Trồng Nấm và Làm Nấm Tại Nông Trại
Thương hiệu Nông Trại Nấm Xanh ra đời từ cuối năm 2018, bằng tất cả sự cố gắng và nỗ lực trước đó (từ 2016 khi nông trại mới thành hình), đội ngũ của chúng tôi chỉ với vài người đã luôn không ngừng nổ lực học hỏi, nghiên cứu, khám phá, mày mò,… Và sau bao thách thức của khó khăn, chúng tôi đã có được những kiến thức, kinh nghiện và trải nghiệm hiệu quả về những quy trình của một mô hình trồng nấm chất lượng tại nông trại.
Để mang đến cho người dùng và đối tác những thành phẩm nấm ngon lành từ nông trại như ngày nay, đó là cả một hành trình đầy tâm huyết. Tất cả công đoạn trong quá trình nuôi trồng và nguyên liệu đầu vào, kỹ thuật trồng nấm, chăm sóc nấm phải đảm bảo các tiêu chuẩn và tối ưu nhất có thể. Nay Nông Trại Nấm Xanh xin chia sẻ đến các bạn từng quy trình cụ thể để ai cũng hiểu được một quả thể nấm trưởng thành phải trải qua những gì nhé!
1. Quy trình làm phôi nấm
Trước khi nuôi trồng nấm, vật liệu quan trọng nhất đó là phôi nấm. Bởi phôi nấm chất lượng sẽ tạo nên một môi trường tốt nhất cho nấm sinh trưởng. Do vậy, nếu nhập phôi nấm về thì phải có quy trình xử lý và chọn phôi nấm chất lượng. Còn nếu phôi nấm tự làm tại xưởng nhà mình thì cũng phải đảm bảo các yếu tố chuẩn, cần và đủ để ra phôi cơ chất tốt nhất.
1.1 Phôi nấm là gì?
Bạn hãy hình dung phôi nấm là môi trường sống cung cấp dinh dưỡng cho meo nấm phát triển và chạy tơ khắp phôi nấm trước khi hình thành nấm ra ngoài. Nó như mặt đất, dinh dưỡng trong đất và phân bón của cây vậy đó.
Tơ nấm bạn tạm hiểu nó giống như rễ cây, cây cần phát triển rễ trước thì nấm cũng cần phát triển tơ trước. Quá trình này chúng ăn dinh dưỡng trong phôi để phát triển và sinh trưởng trong 1 khoảng thời gian kéo dài tầm 75 ngày.
Cục phôi từ màu nâu của đất sẽ dần chuyển sang màu trắng dần, đó là dấu hiệu các chỗ tơ nấm màu trắng đã ăn tới. Khi tơ ăn hết phôi, cục phôi sẽ là một màu trắng tinh, khi này chúng ta dần ra nấm, nhưng phụ thuộc vào thời điểm ta mở nắp hoặc chỗ thoáng.
Phôi nấm thường chủ yếu được sử dụng nguyên liệu bên trong là mùn cưa gỗ cao su, sâu trong lòng phôi sẽ được cấy meo nấm (meo giống) bằng chất lỏng hoặc khoai mì như các loại như Nấm Linh Chi, Nấm Bào Ngư, Nấm Sò, Nấm Mèo, Nấm Hoàng Kim,…
1.2 Tầm quan trọng của phôi nấm?
Đất đủ tốt thì cây sẽ có cơ hội phát triển tốt, phôi nấm chất lượng thì nấm sẽ có cơ hội sinh trưởng mạnh, và ngược lại.
1.3 Quá trình sản xuất phôi nấm
Quy trình làm nên một phôi nấm đạt tiêu chuẩn phải trải qua nhiều bước như:
- Quá trình xử lý nguyên liệu (cơ chất).
- Đảo và điều chỉnh độ ẩm.
- Phối trộn nguyên liệu theo tỉ lệ thích hợp để đóng bịch.
- Đóng nguyên liệu vô bịch khoảng ~1.2kg/bịch phôi.
- Hấp khử trùng phôi nấm bằng hơi nước trong vòng ~10-12 tiếng.
- Cấy meo giống vào phôi nấm.
- Nhét tơ vào cổ phôi và đóng nắp ủ.
Sau khi cấy meo nấm xong, phôi nấm sẽ ở lò ủ khoảng 30 ngày rồi mới bắt đầu chuyển vào nhà trại nuôi nấm để bắt đầu quá trình chăm sóc tiếp 40-45 ngày cho tơ nấm đủ mạnh mẽ trước khi các quá trình phía sau cho tơ nấm phát triển thành nấm ra ngoài cổ phôi.
Xem thêm: Kinh nghiệm chọn phôi nấm tốt giúp người mới vô nghề đỡ mất trăm triệu
1.4 Quá trình chăm sóc phôi nấm
Khi đã vào nhà trại tiếp 40-45 ngày sau đó thì cũng là lúc bắt đầu quá trình chăm sóc như tươi tiêu, đóng nắp, quan sát nhiệt độ, độ ẩm…
Trong quá trình chăm sóc, mỗi ngày nhân viên của Nấm Xanh sẽ luôn giám sát và loại bỏ những phôi nấm kém và có dấu hiệu bệnh như mốc xanh… nhằm đảm bảo an toàn cho toàn bộ phôi nấm trong một nhà trại.
Mỗi nhà trồng của Nấm Xanh tùy quy mô mà chứa từ 10.000 đến hơn 30.000 phôi, nên luôn phải giám sát chặt chẽ việc phôi nấm có dấu hiệu suy yếu. Và một trại nấm sẽ có từ 2 đến 5 nhà trồng.
Xem thêm:
2. Quy trình làm meo nấm
2.1 Meo nấm là gì?
Meo nấm là phần hạt giống (bào tử) của nấm, được sinh sản từ cây nấm trưởng thành. Các loại nấm khi trưởng thành đều phát tán bào tử vào không khí. Nhưng, không đơn giản như cây là hạt giống chỉ cần gieo xuống đất và tưới tiêu là cây sẽ tự cắm rễ, ra quả,…
Meo nấm được nuôi trong môi trường khép kín với kỹ thuật chiết xuất và đưa vào các nguyên liệu như lúa mì, hạt gạo để giống sinh trưởng trong đó một thời gian đủ tốt trước khi cấy đưa vào môi trường phôi nấm.
Xem thêm: Kinh nghiệm chọn phôi nấm tốt giúp người mới vô nghề đỡ mất trăm triệu
2.2 Tầm quan trọng của meo nấm?
Meo nấm (giống) tốt thì khi ra nấm cũng sẽ tốt, dinh dưỡng nhiều, sản lượng cao, chất lượng mọi mặt đảm bảo và nhất là khó bị bệnh.
Giống mà yếu sẽ dễ sinh bệnh và lây lan sang các phôi nấm khác, ảnh hưởng sản lượng và chất lượng của một nhà nấm nếu không kiểm soát kỹ và quyết đoán trong việc chăm sóc, loại bỏ.
Quá trình nuôi con giống cũng khá là quan trọng và cần có tâm của người nuôi giống, khi giống đủ điều kiện sẽ được trải qua quá trình chọn ra và đưa vào phôi nấm. Meo chậm và yếu sẽ được giữ lại xem thêm và kiểm tra lý do tác động hoặc loại bỏ.
2.3 Kinh nghiệm về meo nấm
Với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực nuôi trồng nấm, từng trải qua nhiều thất bại, Nấm Xanh hiểu được sự quan trọng một meo nấm (giống nấm).
Bởi Nấm Xanh cũng đã trải qua thời gian dài tự mình làm thử meo và đo chất lượng khi ra nấm để có kiến thức và kinh nghiệm sâu hơn, bây giờ chúng tôi mới có thể hiểu được nhà cung cấp meo nấm cung cấp cho mình có chất lượng thế nào. Minh chứng cho điều đó, chúng tôi đã cho ra sản lượng nấm tối ưu nhất và sản phẩm nấm tốt nhất đưa đến tay đối tác cũng như người tiêu dùng cuối.
Là người nuôi trồng và nhập phôi, bạn cần phải có đủ kinh nghiệm và kiến thức để hợp tác với nhà cung cấp có chất lượng cao nhất và rủi ro thấp nhất, để được vậy thì bạn cũng cần phải thử nghiệm, nghiên cứu và học hỏi để hiểu nhiều hơn thì mới có khả năng tuyển chọn được meo giống tốt, giảm rủi ro cho mình.
3. Quy trình nuôi trồng nấm tại Nấm Xanh
Tại Nấm Xanh, mỗi bộ phận phụ trách sẽ chỉ chuyên xử lý quy trình đó. Với quy trình nuôi trồng nấm tất nhiên cũng thế, chúng tôi cũng có những con người tận tụy và những quy trình chuẩn tích lũy và hoàn thiện một thời gian dài.
3.1 Tiêu chuẩn con người tại Nấm Xanh
Trải qua nhiều năm tại Nông Trại Nấm Xanh, tất cả nhân công đã từng trải qua quá trình huấn luyện thực tế cách chăm sóc nấm rất kỹ lưỡng, họ ăn ngủ với nấm mỗi ngày nên đều có kỹ thuật và mức độ am hiểu khá tốt. Không chỉ có kinh nghiệm về nuôi trồng nấm mà họ còn luôn học hỏi thêm trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm tiêu dùng.
Tuy nhiên, quan trọng hơn cả chính là trách nhiệm của người nông dân thợ, sự toàn tâm toàn ý với công việc trồng nấm thì sẽ cho ra những thành quả tốt chính là những cây nấm to khỏe đẹp ngon. Bởi nấm lại không phải là một loại thực vật đơn thuần, mà nấm lại có những đặc tính gần như con người, nên việc chăm nấm rất cần kỹ thuật chuyên môn.
3.2 Quy trình nuôi trồng nấm tại Nấm Xanh
Quy trình nuôi trồng nấm và thường xuyên kiểm tra chất lượng vô cùng quan trọng. Bởi chăm nấm như chăm một đứa trẻ, phải hiểu mỗi loại nấm cần gì, thích gì, có thể thích nghi với điều kiện thế nào để cho chúng thứ cần thiết nhất. Nếu có đủ điều kiện, nấm sẽ ra khỏe thì nhất định sản lượng vừa tốt và chất lượng vừa cao.
Nấm Xanh luôn có nhân công trực tại trại 24/24 để đúng giờ chăm, tưới và giám sát quá trình phát triển của từng nhà nấm, từng kệ và từng cục phôi. Việc này sẽ giúp chúng tôi biết nếu xảy ra bất kỳ vấn đề bệnh trên phôi nấm nào sẽ lập tức cách ly và loại bỏ phôi bệnh để các phôi khác không bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân phôi bệnh thường do các yếu tố khi tưới tiêu nước lọt vào làm ẩm mốc là chính, vấn đề này vẫn có thể bị những cực kỳ thấp. Còn tỉ lệ mầm bệnh trên phôi do phôi chưa đạt chỉ dao động rất nhỏ dưới 1% và cũng rất ít khi.
3.3 Quy trình thu hoạch nấm tại Nấm Xanh
Quy trình thu hoạch nấm cũng đơn giản, nhưng mình phải biết cách canh thời điểm và chia thời điểm để thu hoạch được tốt nhất chứ không phải thích là thu, bự thiệt bự mới thu.
Mỗi cục phôi sẽ có một lượng dinh dưỡng đủ cho 8-12 đợt ra quả thể nấm, cho nên tổng dinh dưỡng trong phôi sẽ chia đều ra cho mỗi đợt. Với kinh nghiệm chuyên môn cao, chúng tôi đảm bảo được các giai đoạn thu đều và ổn định.
Sau thu hoạch đối với nấm tươi là thời gian đóng gói với bảo quản ngăn mát 3-8 độ C và phải thực hiện ngay trong 1 tiếng nếu không nấm sẽ nhanh hư do thiếu nhiệt độ, thoát nước, vi khuẩn tấn công. Bên cạnh đó là ước tính năng suất mỗi nhân công để phân chia theo lượng phôi ở trại.
Với nấm dược liệu và các loại nấm để làm nấm khô thì sẽ được đưa vào nhà sấy để sấy khô theo công nghệ sấy nhiệt, sấy thăng hoa, sấy bằng ánh nắng.
4. Quy trình sấy khô nấm
Hiện nay, sản phẩm nấm ăn ngoài loại tươi thì còn có đa dạng các loại nấm khô, bởi ưu điểm của loại khô sẽ là sẽ giúp bảo quản lâu hơn đến 12 tháng hơn, có thể làm quà biếu tặng hoặc mang đi nước ngoài. Hiểu được nhu cầu to lớn này, các công nghệ sấy ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
4.1 Sấy Nhiệt Ánh Sáng
Đây là dạng sấy cơ bản nhất mà nhiều nơi áp dụng, đặc biệt là ở các vùng nông thôn người nông dân đều áp dụng. Bởi ưu điểm là không tốn nhiều chi phí, nhưng nhược điểm là sẽ khó đảm bảo độ sạch sẽ.
Do đó, Nấm Xanh đã tìm hiểu và áp dụng hình thức nhà sấy tự nhiên với thiết kế khung sắt và phủ trùm một lớp nilong Israel cao cấp. Nhà sấy này giúp tăng khả năng thu hấp nhiệt cao đến gấp 2 lần so với ngoài trời, có thể đạt từ 70-80 độ C vào khoảng 12h trưa giúp nấm đạt độ khô nhanh, an toàn và tiện lợi.
Nấm tươi sau khi thu hoạch ra sẽ được phân loại và đưa vào nhà sấy, sau 1-2 nắng nấm khô lại, đạt đủ độ ẩm còn lại tiêu chuẩn là hoàn thành.
Lợi ích khi dùng nhà sấy
- Thứ nhất: Nhà sấy gần như kín 98%, sẽ khó có thể có bụi bẩn lọt được vào bên trong làm bám bụi dơ lên nấm.
- Thứ hai: Nhiệt độ lên tới 80 độ C có thể diệt khuẩn tốt.
- Thứ ba: Tránh trực tiếp 100% ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, giảm hiện tượng phản ứng hóa học chất (nếu có).
- Thứ tư: Thời gian sấy nhanh hơn gấp 2,5 lần so với phơi ngoài trời (phơi trực tiếp 3-5 nắng, phơi nhà sấy chỉ cần 1-2 nắng).
- Thứ năm: Vẫn giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng cao trong nấm. Bảo toàn hơn 90-95% so với dùng sấy nóng bằng máy sẽ mất đi rất nhiều dinh dưỡng.
- Thứ sáu: Vì có ánh nắng mặt trời nên nấm có thể tự chuyển hóa thành vitamin D/D2 như cơ thể người, tốt cho xương và răng hơn so với sấy máy.
Mời bạn cùng xem video để hiểu thêm về nhà sấy này:
Hạn chế khi dùng nhà sấy
- Hàm lượng dinh dưỡng sẽ không đảm bảo cao như sấy lạnh, sấy thăng hoa.
- Vị ngon ngọt sẽ có thay đổi nhẹ.
- Phụ thuộc ánh nắng nên có lợi vào mừa hè nắng to, tới mùa mưa là thua.
- Không phải loại nấm nào cũng hợp dùng nhà sấy.
Cho nên, mỗi loại nấm đều tùy thuộc điều kiện phù hợp mà Nấm Xanh có một quy trình sấy tiêu chuẩn riêng theo nhiệt độ chuẩn nhất vì mỗi loại nấm thích nghi điều kiện sấy khác nhau để đạt được mùi vị tốt nhất.
Bên cạnh đó Nấm Xanh cũng có kết hợp với đối tác có hệ thống sấy lạnh, sấy thăng hoa để cho ra một số loại nấm khô tiêu chuẩn cao.
4.2 Sấy Nhiệt Máy
Sấy nhiệt (Air Dried) là công nghệ sử dụng luồng khí nóng từ 70-100 độ C (thay đổi theo từng loại nấm và theo nhiều giai đoạn) để tách nước ra khỏi thực phẩm nói chung và nấm riêng. Tạo nên môi trường không thuận lợi và ngăn vi khuẩn phát triển. Đây là công nghệ phổ biến nhất hiện nay, có thể sử dụng mọi lúc, không lo nắng mưa.
ƯU ĐIỂM | NHƯỢC ĐIỂM |
---|---|
Thời gian sấy ngắn, tạo ra sản phẩm với chi phí thấp nhất. | Màu sắc sản phẩm trở vàng, hình dạng bị teo nhăn lại một chút, không giữ được hình dáng ban đầu. |
Sử dụng thiết bị và công nghệ không quá phức tạp, dễ dàng đầu tư và vận hành. | Sấy nhiệt độ cao làm mất trên dưới 10% hàm lượng chất dinh dưỡng trong thực phẩm, giảm nhiều hơn so với phương pháp sấy lạnh hoặc thăng hoa. |
4.3 Sấy Lạnh & Thăng Hoa
Sấy lạnh là một công nghệ hiện đại sử dụng không khí khô có độ ẩm khoảng 10-30% và nhiệt độ thấp khoảng từ 35-60 độ C. Vì vậy nấm sấy bằng công nghệ này sẽ bảo toàn được chất dinh dưỡng cao hơn và giữ hình dạng ổn định hơn.
ƯU ĐIỂM | NHƯỢC ĐIỂM |
---|---|
Sấy ở nhiệt độ thấp giúp giữ được tối đa hình dáng như nấm tươi, và hàm lượng dinh dưỡng tối ưu nhất, chỉ hao hụt trên dưới 1%. | Chi phí sấy cao, thời gian sấy lâu, giá thành sản phẩm cao. |
5. Quy trình đóng gói sản phẩm
5.1 Sản phẩm được đóng gói thế nào?
Tất cả quy trình từ nuôi trồng đến sản xuất đóng gói, nhãn mác đều do Nông Trại Nấm Xanh vận hành.
- Với nấm tươi, là một sản phẩm linh động và tiêu thụ nhanh mỗi ngày số lượng lớn, được sử dụng các loại khay nhựa và túi nilong đóng gói dán nhãn.
- Với các dòng sản phẩm nấm khô, nấm dược liệu, bột nấm sẽ được đóng quy chuẩn dưới dạng hũ nhựa quy chuẩn, hũ cao cấp, túi nilong, hộp giấy cao cấp và được đóng gói trong thùng carton dày dặn đảm bảo an toàn vận chuyển và ngoại quan sản phẩm.
5.2 Quy cách đóng gói có thay đổi thường xuyên?
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, mỗi đợt hàng Nấm Xanh sẽ lại lắng nghe và tiếp thu ý kiến của từng khách hàng về sự tiện dụng, thông dụng và khả năng tiêu dùng để định kỳ mỗi 6-12 tháng điều chỉnh bao bì, nhãn mác, khối lượng cho phù hợp với thị hiếu.
Tất nhiên, ưu tiên nhất chính là chất lượng sản phẩm, chúng tôi luôn lắng nghe và cải tiến để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường tuyệt đối. Mỗi sản phẩm khách hàng cầm trên tay sẽ là một niềm vui và sự tự hào của chúng tôi.
5.3 Vật liệu đóng gói có thân thiện
Về Nấm Xanh, chúng tôi luôn mong sẽ áp dụng được các phương pháp đóng gói và vật liệu đóng gói thân thiện với môi trường nhất có thể. Tuy nhiên, vì tính khó thay thế, chi phí cao, thiếu sự tiện lợi và linh động nên hiện tại vẫn chưa thể thay thế hết tất cả các loại hủ/khay nhựa. Chúng tôi rất mong Quý khách sẽ luôn cảm thông, và Nấm Xanh luôn tập trung tối ưu nhất về trải nghiệm của khách hàng.
Trong tương lai gần nhất, chắc chắn chúng tôi sẽ dần đổi mới và nghiên cứu các giải pháp thay thế (nếu có) để vừa thân thiện môi trường, vừa lưu trữ sản phẩm tốt nhất cũng như vừa đảm bảo chi phí tiết kiệm nhất cho khách hàng, đảm bảo luôn cả sự tiện lợi.
6. Quy cách thiết kế trại trồng nấm
6.1 Lợi ích của thiết kế trại nấm đúng cách
Thiết kế nhà trại nuôi trồng nấm đúng cách sẽ giúp sắp xếp phôi nấm thuận tiện, quá trình chăm sóc nấm được tiện lợi hơn, cùng với hệ thống tưới tiêu đúng chuẩn sẽ tiết kiệm sức lực của nhân công khá nhiều, đảm bảo được nhiệt độ mát và độ ẩm hợp lý cho cả trại nấm cùng phát triển tốt.
Quy trình xây dựng trang trại nuôi trồng nấm của Nấm Xanh là cả một quá trình đúc kết kinh nghiệm nhiều năm trong ngành nuôi trồng nấm và học hỏi không ngừng mới có thể có công thức chia sẽ lại với các đối tác sau này.
Mỗi trại nấm của Nấm Xanh có tổng diện tích từ 2500 m2 trở lên. Trong mỗi trại nấm sẽ có nhiều nhà trại quy mô mỗi nhà cứ 100m2 sẽ là khoảng 10 ngàn phôi, có nhà 25 ngàn đến 35 ngàn phôi tương đương với diện tích từ 250-350 m2. Khoảng cách mỗi nhà trại là một lối đi khoảng 3 mét cho lối đi và đảm bảo ngăn cách nhau an toàn.
6.2 Các loại nhà trại
Nhà trại loại 1: Lợp Nilong Israel và lưới lan
Loại thứ nhất, mỗi nhà nấm được dựng theo tiêu chuẩn 3 lớp lưới, gồm 2 lớp lưới lan cao cấp và 1 lớp nilong Israel nhập khẩu ,đảm bảo mọi tiêu chuẩn an toàn vệ sinh và nhiệt độ. Bao gồm cả các hệ thống tưới tiêu chuẩn và kệ đặt phôi nấm cũng có tiêu chuẩn riêng.
Nhà trại loại 2: Lợp lá dừa và lưới
Nhà trại loại thứ 2 này Nấm Xanh sử dụng lớp lá dừa với loại lá chất lượng nhất, cho độ mát tuyệt đối và lớp lưới bảo vệ côn trùng xâm nhập, nhiệt độ thoáng và mát hơn loại thứ 1 từ 2-4 độ, tuy nhiên mỗi loại sẽ có ưu điểm riêng, dàn treo nấm cũng sẽ có tiêu chuẩn riêng.
Bên cạnh đó là quá trình vệ sinh, khử trùng nhà nấm an toàn nhất trước khi đưa phôi vào nuôi trồng và sau khi kết thúc đợt cuối của phôi. Đây là phần quan trọng của một trang trại nấm để đảm bảo tỉ lệ sống còn củ phôi nấm và sản lượng đảm bảo cả số lượng và chất lượng.
Kết luận
Tất cả những thông tin và quy trình này là do Nông Trại Nấm Xanh thực hiện trong những năm đầu khởi nghiệp 2016-2020. Hiện nay 2024 đã có những thay đổi to lớn hơn trước đó. Tuy nhiên, những điều này cũng giúp khách hàng hình dung được cách đôi ngũ nhà Nấm Xanh vận hành nông trại và sản phẩm ra sao.